Đóng cửa với Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì doanh nghiệp sẽ tự đào thải!

Rate this post

Last updated on 05/09/2021

Cách mạng Công nghiệp 4.0 được đánh giá đem lại cơ hội lớn cho Việt Nam khi lần đầu được tham gia một sân chơi không biên giới, không khoảng cách.

Cơ hội

Có thể khẳng định rằng, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động đến tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội, từ công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo,… đến doanh nghiệp và các địa phương.

Hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển như Mỹ, châu Âu và một phần châu Á. Đối với Việt Nam, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 được đánh giá đem lại cơ hội lớn cho đất nước khi lần đầu được tham gia một sân chơi không biên giới, không khoảng cách.

Để chủ động đón đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam cần dịch chuyển mạnh mẽ những ngành công nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và năng suất của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động.

Thách thức

Tuy nhiên, Cách mạng Công nghiệp 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức về sự tụt hậu, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn… Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức được để sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển công – nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Lộ trình với SMEs

Các doanh nghiệp SME hiện chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì vậy, Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với các công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), robot cao cấp, công nghệ nano, công nghệ in 3D… dự kiến sẽ tác động lớn đến hoạt động doanh nghiệp.

Doanh nghiệp SME với trình độ công nghệ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhưng “cũng là nhóm đối tượng năng động và dễ thích nghi nhất”. Chính vì thế, cần phải quan tâm, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các SME để mở rộng quy mô, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội.

Trên cơ sở phân tích thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp, lộ trình cho SME Việt Nam là ứng dụng CNTT như là một nền tảng khởi đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0. Doanh nghiệp cần ứng dụng tự động hóa, IoT tùy theo ngân sách. Tham gia xây dựng hệ thống kết nối doanh nghiệp – doanh nghiệp dạng “hệ sinh thái”. Qua đó, Doanh nghiệp tiến tới tự động hóa và sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

Lợi thế của Việt nam

Trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam có lợi thế về cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển về công nghệ thông tin; điện thoại thông minh và Internet tăng trưởng cao trong tốp đầu của thế giới. Đây là nền tảng rất tốt về kết nối để doanh nghiệp, người dân tận dụng, ứng dụng phát triển doanh nghiệp cho mình.

Điều quan trọng chính yếu là các doanh nghiệp cần phải số hóa, nâng cao năng lực. Doanh nghiệp biết và ứng dụng thế mạnh của công nghệ sẽ có năng lực cạnh tranh vượt trội. Ngược lại, đóng cửa với Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đồng nghĩa với khả năng doanh nghiệp bị đào thải.

Thực trạng Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam với 4.0

– Nhà máy sản xuất ở mức dây chuyền cấp thấp. Bắt đầu có tự động hóa.
Sử dụng Robot bằng không.
– Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp mới được quan tâm và đang ở mức trung bình.
-Tính kết nối tạo hệ sinh thái giữa Doanh nghiệp – Doanh nghiệp chưa được hình thành.
-Chưa hiểu rõ về 4.0. Tâm lý ngần ngại trong đầu tư ứng dụng CNTT vì lo lắng hiệu quả đầu tư còn rất phổ biến tại DN.

Nguồn: baomoi.com

Đọc thêm: Top 10 xu hướng quản lý nhân sự thời Cách mạng Công nghiệp 4.0

Contact Us