Bảo hiểm xã hội – Thông tin Quan trọng cần lưu ý

Bảo hiểm xã hội - Thông tin Quan trọng cần lưu ý
Rate this post

Last updated on 18/01/2024

BHXH là gì?

Định nghĩa

Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong tiếng Anh là Social Insurance. Bảo hiểm xã hội (BHXH) (BHXH) là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính giữa những người tham gia BHXH theo qui định của pháp luật.

BHXH – Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quĩ BHXH.

(Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007)

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bản chất đặc trưng của BHXH

Với cách hiểu về Bảo hiểm xã hội (BHXH) như trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:

– BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện.

Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.

– Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Cụ thể

+ Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động.

+ BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ.

+ Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.

– Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó

Sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội

Vai trò của BHXH

Đối với người tham gia bảo hiểm 

– Đối với người lao động

BHXH là chính sách xã hội được Nhà nước thực hiện đối với người lao động (NLĐ). Nhờ có BHXH mà rủi ro, bất lợi của NLĐ được dàn trải, từ đó góp phần ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ gặp phải các rủi ro, biến cố như ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, sinh đẻ hay về già…

Đồng thời, BHXH là chỗ dựa tâm lí giúp NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với đơn vị công tác, từ đó giúp họ phát huy khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân.

–  Đối với người sử dụng lao động BHXH không chỉ có vị trí quan trọng với NLĐ mà còn đem lại nhiều lợi ích cho NSDLĐ cả trước mắt và lâu dài, từ đó góp phần duy trì quan hệ lao động ổn định.

BHXH là chính sách xã hội được Nhà nước thực hiện đối với người lao động (NLĐ). Nhờ có BHXH mà rủi ro, bất lợi của NLĐ được dàn trải

BHXH là chính sách xã hội được Nhà nước thực hiện đối với người lao động (NLĐ)

Đối với xã hội

– Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH).

Sự vững chắc của hệ thống ASXH ở một quốc gia được phản ánh qua chính sách BHXH của quốc gia đó.

– Bảo hiểm xã hội (BHXH) điều tiết các chính sách trong hệ thống

An sinh xã hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH), cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội là những nội dung của chính sách ASXH, do đó đều là những chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia.

Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau và tất cả đều góp phần ổn định cuộc sống cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, từ đó góp phần ổn định xã hội.

(Tài liệu tham khảo: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Tổ hợp giáo dục Topica)

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH)

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH)

5 lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia BHXH

Theo LuatVietNam.vn (https://luatvietnam.vn/bao-hiem/luu-y-cho-doanh-nghiep-khi-tham-gia-bao-hiem-563-21758-article.html)

5 lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia BHXH

5 lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia BHXH

  • 3 nhóm đối tượng doanh nghiệp nào cũng phải đóng bảo hiểm

Để phù hợp với công việc và đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng nhiều lao động khác nhau. Tuy nhiên, có 03 nhóm đối tượng mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng sử dụng đó là:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp còn sử dụng đến lao động là người nước ngoài (phải có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề hợp pháp).

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất, tất cả những lao động trên đều thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc.

Trường hợp doanh nghiệp không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng thì bị phạt tiền từ 02 -03 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động (theo khoản 21 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

Ngoài ra, nếu không đóng bảo hiểm cho toàn bộ lao động thuộc diện bắt buộc tham gia thì bị phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm và tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

  • Khi nào doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động?

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký BHXH cho người lao động.

Hồ sơ này gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) của người lao động;

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có);

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

– Danh sách lao động tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi có trụ sở.

Xem hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký BHXH lần đầu tại đây.

  • Phải đóng đầy đủ và đúng hạn

Về mức đóng:

Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động theo công thức:

Mức đóng hàng tháng = Mức lương tháng đóng bảo hiểm x Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm

Trong đó:

– Mức lương tháng đóng bảo hiểm của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; của doanh nghiệp là quỹ tiền lương đóng BHXH.

– Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm được thực hiện như sau (2020):

Các khoản trích theo lương Tỷ lệ trích vào lương của người lao động Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH

8%

17%

25%

BHYT

1,5%

3%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

0,5%

0,5%

Tổng tỷ lệ trích

10,5%

21,5%

32,0%

Xem thêm: Cập nhật mới nhất mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2019

Về thời hạn đóng:

Cũng theo quy định tại Quyết định 595, doanh nghiệp được lựa chọn đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Nếu đóng hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải trích tiền đóng bảo hiểm (của mình và của người lao động) chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.

Nếu đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần, chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, doanh nghiệp phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH (áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, hoặc khoán).

Trường hợp chậm đóng, đóng không đúng mức quy định hoặc đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia thì doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 12% – 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm và tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

  • Kịp thời điều chỉnh khi có sự thay đổi

Thực tế có nhiều lý do khiến doanh nghiệp phải thay đổi thông tin đóng bảo hiểm của đơn vị mình như tăng/giảm lao động; đổi tên doanh nghiệp, địa điểm đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp; thay đổi mức lương tháng đóng bảo hiểm của người lao động…

Khi có bất cứ sự thay đổi nào, doanh nghiệp đều phải làm thủ tục thay đổi thông tin đóng bảo hiểm với cơ quan BHXH để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động cũng như chính doanh nghiệp mình.

  • Lưu ý khi có người lao động làm việc ở nhiều nơi

Trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho người lao động của doanh nghiệp được quy định chi tiết tại Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP.

Đối với BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:

Theo đó, nếu doanh nghiệp là người sử dụng lao động đầu tiên mà người lao động giao kết thì phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Đối với bảo hiểm y tế:

Nếu hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động có mức lương cao nhất thì doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động.

Nếu doanh nghiệp là một trong những người sử dụng còn lại thì phải trả cùng lúc với lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của mình.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng cho các doanh nghiệp trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm.

Kê khai Bảo hiểm Xã hội

Sử dụng Phần mềm Kê khai BHXH

Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kê khai BHXH (ví dụ: iBHXH, vBHXH, eBH, TS24, …). Tuy nhiên, các phần mềm kê khai BHXH này chỉ tương tác 1 chiều (nhận kết quả đầu vào thông qua template) với các phần mềm quản lý nhân sự HRM để giúp người dùng có được các biểu mẫu theo đúng quy định của nhà nước (giống phần mềm kê khai thuế của Kế toán).

Phần mềm kể khai BHXH

Phần mềm kể khai BHXH

Kê khai trên Phần mềm Nhân sự

Vì lý do những hạn chế này mà các phần mềm HRM hiện nay thường có thêm module BHXH trong phần mềm HRM. Module này cho phép người dùng có thể làm được các tính năng sau:

  • Khai báo tỷ lệ đóng BH của Người lao động (NLD) và người sử dụng lao động (NSDLD): (BHXH, BHTN, BHYT) theo thời gian, phục vụ cho việc giảm trừ khi tính lương của người lao động
  • Quản lý các nghiệp vụ: từ đây có thể kết xuất template để import trực tiếp vào các phần mềm kê khai BHXH hiện nay.
    • Tăng, Giảm lao động tham gia BH (Nhân viên mới, Nhân viên nghỉ việc, Nhân viên nghỉ chế độ thai sản..)
    • Điều chỉnh mức nộp BH
    • Truy thu tỷ lệ nộp BHYT
    • Quản lý chế độ trợ cấp BH
  • Ngoài ra module BH giúp doanh nghiệp có những báo cáo như:
    • Thống kê lịch sử tham gia bảo hiểm của từng nhân viên
    • Báo cáo quỹ tiền lương trích nộp bảo hiểm của người sử dụng lao động, người lao động
    • Thống kê nhân viên sắp đến hạn nghỉ hưu
Kê khai BHXH tren phần mềm nhân sự của VNPT

Kê khai BHXH tren phần mềm nhân sự của VNPT

OOC tổng hợp

Các bài viết về tuyển dụng, việc làm

Top 10 việc làm tại nhà thời Covid-19

Đơn xin nghỉ phép – Cách viết, quy trình xử lý

Hồ sơ xin việc chuyên nghiệp

Đại học là lựa chọn duy nhất?

11 phần mềm sinh viên xin việc cần thành thạo

Top 10 việc làm thêm cho sinh viên

6 lý do sinh viên HRM nên làm quen với phần mềm nhân sự tại trường ĐH

Contact Us