Các yếu tố để thiết kế Chatbot hữu ích cho doanh nghiệp

Các yếu tố để thiết kế Chatbot hữu ích cho doanh nghiệp
Rate this post

Last updated on 01/06/2023

Chatbot đã trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp và hữu ích trong việc tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những xu hướng mới trong thiết kế và phát triển Chatbot được đưa ra liên tục để nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Chatbot đóng vài trò ngày càng quan trọng trong các dịch vụ khách hàng. Những công cụ này tự động trả lời một loạt các truy vấn của người tiêu dùng trong thời gian thực, giảm tải cho các nhóm dịch vụ khách hàng trong khi cung cấp trải nghiệm cho khách hàng.

Không phải các loại Chatbot đều giống nhau và điều này phần lớn phụ thuộc vào thiết kế của chúng. Các công ty phải đầu tư thời gian và năng lượng cần thiết để tạo ra các chatbot hiệu quả, phản ánh thương hiệu của họ, đưa vào tính cách, tiếng nói và phong cách phù hợp. Cho nên để có thể tạo ra một chatbot hiệu quả, tuyệt vời thì đòi hỏi rất nhiều.

Vậy làm thế nào để có thể tạo ra một có Chatbot tốt thì sau đây là một số lưu ý cần nhớ để có thể thiết kế con Chatbot hữu ích cho doanh nghiệp

các yếu tố để thiết kế chatbot hữu ích cho doanh nghiệp

1.Lựa chọn nền tảng phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Chatbot không nhất thiết phải phù hợp với mọi thứ. Bởi mỗi nền tảng có người dùng, xu hướng, ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu hết các biến thể giữa từng nền tảng của mình để có thể điều chỉnh chat bot phù hợp với thương hiệu, phong cách của doanh nghiệp.

Có rất nhiều nền tảng và công nghệ để có thể thiết kế Chatbot. Bạn nên lựa chọn nền tảng và công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng Chatbot thì mới có một con Chatbot hữu ích được.

Việc chọn nền tảng phù hợp với hệ thống hiện có của doanh nghiệp sẽ giúp tích hợp và triển khai Chatbot nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2.Xác định mục đích sử dụng của chatbot

Trước khi bắt đầu thiết kế, hãy đảm bảo bạn biết rõ mục đích sử dụng của Chatbot. Có một mục đích rõ ràng, vững chắc sẽ giúp bạn tập trung vào các tính năng và chức năng quan trọng nhất để cung cấp cho người dùng. VD:

Các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên sáng tạo với cách họ sử dụng Chatbot. Ngày nay, bạn có thể tạo Chatbot để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

Tạo khách hàng tiềm năng

Mục tiêu của Chatbot là thu hút và tương tác với các khách hàng tiềm năng, từ đó có thể tạo ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Chúng có thể giúp doanh nghiệp tạo ra một kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, giảm chi phí quảng cáo và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Quảng bá dịch vụ mới/nhận diện thương hiệu 

Chatbot còn có thể kết nối với khách hàng ngoài việc thúc đẩy doanh số bán hàng để cho họ biết về bất kỳ dịch vụ mới nào mà bạn vừa triển khai hoặc cung cấp để cho họ biết về bất kỳ dịch vụ mới nào mà bạn vừa triển khai hoặc cung cấp cho họ những cập nhật thú vị của công ty.

Mục tiêu quảng bá dịch vụ mới/nhận diện thương hiệu là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và xây dựng sự tin tương, uy tín với khách hàng, có thể giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và thu hút được khách hàng tiềm năng hơn trên thị trường.

Trả lời các câu hỏi thường gặp

Các công ty thường sử dụng chatbot để giải quyết các câu hỏi thường gặp lặp đi lặp lại của khách hàng. Bằng cách triển khai chúng, bạn có thể tự động giải quyết các truy vấn của khách hàng trên quy mô lớn mà không cần sự trợ giúp của nhóm dịch vụ khách hàng, hạn chế được tối đa thời gian của doanh nghiệp.

Thu thập phản hồi khảo sát

Bạn có thể sử dụng Chatbot để liên lạc với khách hàng truy cập trang web và yêu cầu họ hoàn thành một cuộc khảo sát nhanh, thu thập các phản hồi quan trọng để có thể thúc đẩy các cải tiến dịch vụ khách hàng trong tương lai.

Bán thêm

Chatbot thu được vô số dữ liệu của từng khách hàng tiềm năng và sử dụng chúng để xác định xem khách hàng muốn gì từ công ty và bán thêm cho họ bất kỳ sản phẩm nào có liên quan mà khách hàng cảm thấy hữu ích.

3.Xác định tính cách của Chatbot của bạn

Khi bạn đã xác định được mục tiêu cho Chatbot của mình, bạn nên chọn giọng điệu và tính cách phù hợp để giúp bạn đạt được những mục tiêu này. Ví dụ: Nếu bạn là một trang web nhà hàng, thì bạn có thể giúp trở nên hào hứng, trò chuyện tự tin hơn với khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn là công ty y tế, thì cần có giọng điệu nghiêm túc hơn – việc có một con Chatbot quá kích động có thể ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của bạn.

4.Thiết kế luồng người dùng

Chatbot không nên đưa khách hàng vào những hành trình dài, quanh co mà không có mục tiêu cuối cùng. Thay vào đó, khách hàng nên biết chính xác lý do tại sao họ giao tiếp với Chatbot và luôn cảm thấy như họ đang thành công hướng tới kết quả mong muốn. Mục tiêu cuối cùng của Chatbot là giúp người dùng có cuộc trò chuyện đơn giản và đi thẳng vào vấn đề nhất .

5.Thiết kế giao diện người dùng thân thiện

Chatbot cần có một giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thiết kế giao diện đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ giúp người dùng dễ dàng tương tác với Chatbot và có trải nghiệm tốt hơn, tạo ra sự thoải mái, tin tưởng đối với người dùng.

Chatbot nên cung cấp hướng dẫn để giúp người dùng tìm hiểu và sử dụng một cách chatbot một cách dễ dàng. Chúng cần có tính năng tương tác với người dùng một cách tự nhiên tăng khả năng tương tác giữa Chatbot và người dùng.

Thiết kế giao diện Chatbot thân thiện

6.Kiểm tra và tối ưu hóa chatbot của bạn

Sau khi hoàn thành thiết kế, bạn cần kiểm tra và tối ưu hóa Chatbot để đảm bảo nó đang hoạt động tốt và không xảy ra lỗi để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng. Kiểm tra và phân tích dữ liệu sẽ giúp bạn cải thiện Chatbot theo thời gian và đưa ra các cải tiến để cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

7.Theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng

Các công ty phải luôn cập nhật hành vi của khách hàng. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những gì họ cần và giúp họ luôn cập nhật xu hướng và quan điểm của khách hàng đang thay đổi.

Do đó, hãy cân nhắc thiết kế Chatbot của bạn để nó hỏi khách hàng một cuộc khảo sát nhanh sau khi họ đã giải quyết vấn đề của mình (tức là khi kết thúc cuộc trò chuyện).

Nguồn: blog.smart-tribune.com

Contact Us