Câu chuyện thành công của hệ điều hành phổ biến nhất hành tinh: Android

Câu chuyện thành công của hệ điều hành phổ biến nhất hành tinh: Android

Câu chuyện thành công của hệ điều hành phổ biến nhất hành tinh: Android

Rate this post

Last updated on 17/01/2024

Theo số liệu mới nhất, tính đến tháng 7/2019, Android chiếm 76,08% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu, iOS chiếm 22,01%, còn lại là các hệ điều hành nhỏ lẻ khác.

Những ý tưởng bất khả thi

Andy Rubin được biết đến là 1 thiên tài về kỹ thuật, một người kinh doanh giỏi và một nhà quản lý tài năng. Ông thích sáng tạo mọi thứ dù đó là kinh doanh, viết code hay bất kì việc gì. 

Xây dựng một hệ điều hành mở cho điện thoại

Một trong những ý tưởng bị cho là điên rồ nhất của Rubin là xây dựng một hệ điều hành mở cho điện thoại vào đầu những năm 2000. Bối cảnh bấy giờ, các nhà mạng kiểm soát mọi thứ, từ cách điện thoại được bán trên thị trường cho đến giá của nó. Các nhà mạng quyết tâm giữ mô hình kinh doanh này, họ không muốn bất kỳ công ty nào – dù lớn hay nhỏ – xâm phạm lợi nhuận của họ. Đây là điều bị đánh giá là vô cùng bất khả thi.

Android là một hệ thống mã nguồn mở, có thể sử dụng miễn phí

Android là một hệ thống mã nguồn mở, nghĩa là tất cả mọi người đều có thể thấy mã nguồn và sử dụng miễn phí. Và khi nhóm Android đưa ý tưởng của mình cho các nhà đầu tư, kế hoạch của họ là tặng miễn phí cho các nhà sản xuất điện thoại/ Từ đó các nhà mạng sẽ đặt hàng điện thoại với các nhà sản xuất, chạy phần mềm mở của Android và họ có thể tạo thương hiệu hoặc sửa đổi nó khi họ thấy phù hợp. Android sau đó sẽ bán “dịch vụ giá trị gia tăng” cho các nhà mạng. 

Đây là mô hình kinh doanh được Rubin tạo ra để thu hút các nhà mạng. Nhưng chiến lược này rất khó thành công vì các nhà mạng không muốn từ bỏ quyền kiểm soát ngành điện thoại. Kế hoạch của Rubin sẽ cho phép các nhà mạng công khai quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của họ, nhưng cũng sẽ yêu cầu họ chia sẻ một số thứ trên thị trường di động với Android. Và họ không sẵn sàng đồng ý với một ý tưởng như thế.

Android và những thành tựu mang tính cách mạng

Tính chất “bất khả thi” có thể khiến bất kỳ CEO nào cũng cảm thấy hoang mang – nhưng không phải với Rubin. Đến năm 2014, các nhà phân tích ước tính rằng đã có 1 tỷ điện thoại Android được xuất xưởng! Có lẽ Rubin không hề biết, nhưng đó là bước ngoặt lớn đầu tiên của ông và cuối cùng nó dẫn đến việc startup tiếp theo của ông được Google mua lại. Đó cũng chính là nguồn cơn của hệ điều hành nguồn mở Android ngày nay.

Trong khi nhiều người thấy ý tưởng của Rubin dành cho Android là điên rồ, Rubin đã tìm thấy một người ủng hộ: Larry Page. Năm 2005, Google đã chính thức mua lại Android với giá 50 triệu USD. Nhiều người từng ví thương vụ thâu tóm hệ điều hành Android của Google như một “vụ cướp giữa ban ngày”, khi so sánh giá trị 50 triệu USD với giá trị thương vụ Google mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD. 

Quyết định công khai giới thiệu hệ điều hành Android

Đến năm 2007, Google công khai giới thiệu hệ điều hành Android, một hệ điều hành nguồn mở. Quyết định này thực sự làm nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp điện thoại di động. Theo số liệu mới nhất, tính đến tháng 7/2019, Android chiếm 76,08% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu, iOS chiếm 22,01%, còn lại là các hệ điều hành nhỏ lẻ khác. Giờ đây nhắc đến Android, người ta sẽ nghĩ ngay đến độ phủ sóng rộng rãi trên tất cả thiết bị điện tử như : tivi, smart phone, máy tính bảng,… Android đã thay đổi quan điểm về hệ điều hành bằng tạo ra một bước tiến lớn cho những thay đổi và phát triển vượt bậc trong ngành công nghệ.

Tham khảo : Top 8 ứng dụng Android giúp tăng hiệu suất công việc

Bill Gates: ‘Sai lầm lớn nhất của Microsoft là để thua Android’

Contact Us