Giữ chân nhân tài – bài toán khó của ngành nhân sự

Giữ chân nhân tài - bài toán nhân sự

Giữ chân nhân tài - bài toán nhân sự

Rate this post

Last updated on 25/02/2022

Giữ chân nhân tài là một trong những vấn đề hóc búa của những người làm nghề nhân sự. Làm thế nào giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên, khiến họ gắn bó lâu dài với công ty? Bài viết này sẽ giới thiệu 7 cách để tăng sự hài lòng công việc, giữ chân nhân sự.

Giữ chân nhân tài là gì? 

Cụm từ này thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể giữ chân những nhân viên hiện tại của họ. Chiến lược này bao gồm các hoạt động để giúp nhân viên gắn bó và làm việc hiệu quả. 

Tại sao phải giữ chân nhân tài?

Tỉ lệ số lao động nghỉ việc có ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của công ty. Bởi công việc tuyển dụng tốn rất nhiều chi phí cho quảng cáo, phỏng vấn, đào tạo… Theo một báo cáo cho thấy, những công ty lớn ở Anh sử dụng đến 1 nghìn tỷ cho việc tuyển nhân viên mới mỗi năm. Khi tập trung vào giữ chân nhân tài, doanh nghiệp có thể giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

Doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên của họ

Doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên của họ

Ngoài ra, công ty cũng cần rất nhiều nguồn lực để đào tạo nhân viên từ đầu. Trung bình sẽ cần 1 đến 2 năm đào tạo để đạt được mức kỳ vọng như nhân viên cũ. Hơn nữa, nhân viên mới cần thêm thời gian để làm quen và thích nghi với môi trường, công việc. Trong thời gian đó, rất dễ xảy ra giảm hiệu suất, công việc bị ì trệ. Tỷ lệ nghỉ việc thấp có thể giúp tổ chức giảm thiểu sự mất mát hiệu năng. Những tổ chức có khả năng giữ chân nhân viên sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa nhân viên, và từ đó tăng hiệu quả công việc. 

7 cách giữ chân nhân tài ở doanh nghiệp

Lắng nghe nhân viên

Lắng nghe thường xuyên có tác động vô cùng lớn đến tỉ lệ gắn bó. Theo số liệu, tỉ lệ này tăng đến 61% đối với những doanh nghiệp có chương trình trao đổi giữa quản lý và nhân viên. Trong khi đó, con số này ở những doanh nghiệp còn lại chỉ đạt 45%.

Thường xuyên trao đổi tạo nên sự khác biệt lớn. Kể cả khi bạn đã có những chiến lược đảm bảo sự gắn bó này rồi, việc trao đổi với nhân sự hàng tuần cũng có thể tăng tỷ lệ ở lại lên đến 10%.

Ghi nhận feedback không những khiến nhân viên cảm thấy được lắng nghe và đánh giá cao, nó còn có tác dụng thu thập ý kiến để phát triển công ty.

Thấu hiểu và hành động

Quản lý lắng nghe nhu cầu của nhân viên, điều này tác động tích cực đến trải nghiệm của họ. Tuy nhiên, nếu nhân viên cảm thấy rằng có những thay đổi dựa trên ý kiến của họ, tỷ lệ gắn bó và hài lòng sẽ còn tăng nữa.

Thu thập ý kiến qua khảo sát giúp quản lý hiểu được thái độ của nhân viên trong công việc và cách họ nhìn nhận công ty. Tuy nhiên, bạn cần thực sự phải để tâm vào những ý kiến đó. Theo số liệu, việc lắng nghe và không hề bận tâm vào câu trả lời có thể xảy ra các tác dụng ngược, thậm chí tiêu cực. Bời vì hành động là một bước quan trọng trong quá trình lắng nghe. Nhân sự sẽ mất niềm tin vào hệ thống quản lý nếu như họ không thấy gì thay đổi. Tóm lại, chìa khóa là hành động – và trao đổi việc này với nhân viên để họ cảm thấy lời nói của họ được lắng nghe.

Tham khảo: Tăng 200% động lực làm việc của nhân viên.

Tập trung vào cảm giác thuộc về của nhân viên

Khảo sát đối với 11800 nhân sự trên toàn thế giới cho thấy cảm giác thuộc về là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến tỉ lệ ở lại của nhân viên. Thậm chí yếu tố này còn được đánh giá cao hơn niềm tin hay khả năng phát triển sự nghiệp.

Theo số liệu, chỉ có 20% nhân sự cảm thấy lạc lõng gắn bó lâu dài với công ty. Trong khi đó, đến 91% nhân viên thấy hòa nhập với doanh nghiệp sẽ ở lại, gấp hơn 4 lần. Cảm giác thuộc về không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân viên mà còn thúc đẩy hiệu quả công việc.

Nghiên cứu cũng cho thấy quản lý trực tiếp ảnh hưởng đến cảm giác thuộc về của nhân sự. Nhân viên tin rằng quản lý quan tâm và lắng nghe họ sẽ có cảm giác hòa nhập hơn. Cảm thấy được hỗ trợ trong việc thích ứng với những thay đổi của tổ chức là một trong những ảnh hưởng hàng đầu đến cảm giác thuộc về.

Để ý đến phúc lợi của nhân viên

Sức khỏe cũng ảnh hưởng đến quyết định ở lại của nhân viên. Theo số liệu năm 2021, nhân viên báo cáo sức khỏe được cải thiện có khả năng cao hơn 65% so với những người khác nói rằng họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty.

Ngày này, đó không chỉ là sức khỏe về mặt thể chất nữa, mà còn là cả tinh thần. Tổ chức nên lắng nghe nhu cầu của nhân sự và hành động dựa trên phản hồi cho phù hợp. 

Đó có thể là cho phép sự linh động khi nhân viên sắp xếp công việc và trách nhiệm cá nhân, hỗ trợ nhân viên khi gia đình họ gặp sự cố, hay chỉ đơn giản là lắng nghe và thấu hiểu nhân viên. 

Ngăn chặn tình trạng kiệt quệ của nhân viên

Đại dịch và những sự thay đổi đã khiến nhiều người phải vượt qua giới hạn của bản thân. Vì vậy, không ngạc nhiên khi áp lực và căng thẳng là lý do khiến nhiều người muốn nghỉ việc.

Tình trạng nhân viên kiệt quệ trở nên phổ biến

Tình trạng nhân viên kiệt quệ trở nên phổ biến

Tổ chức, quản lý và nhân viên có vai trò quan trọng trọng việc ngăn chặn tình trạng kiệt quệ:

  • Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, có thời gian nghỉ ngơi, tập trung vào sức khỏe nhân viên,…
  • Quản lý khuyến khích nhân viên dành thời gian nghỉ ngơi. 
  • Về phía nhân viên, nên đặt ra các giới hạn của riêng mình, trao đổi với quản lý về khối lượng công việc, và chú ý cho bản thân thời gian nghỉ ngơi. 

Ngoài ra, tổ chức có thể ngăn việc này bằng cách thiết lập các chính sách thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ưu tiên phục hồi sức khỏe. Nhiều doanh nghiệp cho phép nhân sự có những ngày giải lao sau dự án lớn, đây cũng là một cách để giúp họ tái tạo sức lao động. 

Cho phép sự linh động

Số liệu cho thấy sự linh hoạt là một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tỷ lệ gắn bó ở doanh nghiệp. Có đến 93% mong muốn thời gian làm việc linh hoạt, và 76% mong muốn nơi làm việc linh hoạt. Trong thời kỳ Covid, doanh nghiệp có thể xem xét các chiến lược giữ chân của họ và cung cấp cho nhân viên công cụ cần thiết để làm việc linh động. 

Phỏng vấn nhân viên nghỉ việc

Phỏng vấn nhân viên trước khi nghỉ việc sẽ giúp quản lý hiểu điều gì quan trọng với nhân viên. Các câu hỏi có thể là:

Công việc có gì thú vị, và có gì chưa đáp ứng được kỳ vọng?

Những kỹ năng nào bạn cảm thấy chưa được phát triển/ muốn phát triển?

Có điều gì bạn muốn thay đổi ở nơi làm việc/ nhóm làm việc/…?

Sau khi nhận được phản hồi, ban quản lý hình dung được cảm nhận của cấp dưới về công việc. Từ đó, đưa ra các thay đổi nếu cần thiết.

Trên đây là một vài tips để giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của nhà lãnh đạo. Và tùy vào từng trường hợp, quản lý có thể linh hoạt sao cho hợp lý với doanh nghiệp. 

 

 

Contact Us