Hệ thống quản lý nhà phân phối (DMS) và tầm quan trọng

Hệ thống quản lý nhà phân phối (DMS) và tầm quan trọng
Rate this post

Last updated on 21/05/2020

DMS (Hệ thống quản lý nhà phân phối) là gì? DMS có vai trò gì trong  việc quản lý mạng lưới hệ thống nhà phân phối đầy phức tạp hiện nay? 

Hệ thống quản lý nhà phân phối (DMS) là gì?

Các thị trường mới nổi là các thị trường lớn và rất phức tạp với hàng nghìn nhà phân phối, hàng triệu cửa hàng và hàng tỷ giao dịch. Các nhà sản xuất vừa phải quản lý mạng lưới rộng lớn các nhà phân phối của mình đồng thời phải giải quyết các nhu cầu của đối tác từ những kênh khác nhau. Nhưng làm thế nào các nhà sản xuất có thể quản lý tất cả những điều này với dữ liệu ít ỏi và hiểu biết hạn chế về thị trường? Làm thế nào họ có thể kiểm soát? Làm thế nào để họ có thể quản lý nhân sự và chạy các chương trình quảng bá trong khi vẫn phải cắt giảm chi phí? Và, quan trọng nhất, làm thế nào họ có thể khiến những công việc này trở nên dễ dàng?

Câu trả lời nằm ở công nghệ đa năng, thông minh nhưng đơn giản: Hệ thống quản lý nhà phân phối (DMS – Distributor Management System). Một hệ thống DMS không chỉ kiểm soát việc phân phối sản phẩm cho các đại lý mà còn giúp kiểm soát các chương trình khuyến mãi, cải thiện năng suất, hợp lý hóa quy trình bán hàng và hàng tồn kho, và yêu cầu của nhà phân phối – bạn có được dữ liệu chính xác, đáng tin cậy về doanh số thứ cấp. Nói một cách đơn giản, nó là công cụ thúc đẩy tất cả các hoạt động bán hàng và phân phối của bạn.

Tầm quan trọng của hệ thống quản lý phân phối (DMS)

Để hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng DMS, chúng ta hãy xem ví dụ về các thách thức mà việc Quản lý kênh bán hàng ở Ấn Độ gặp phải:

  • Các nhà phân phối, dù là nhà phân phối chính đi chăng nữa, cũng chỉ là cá thể nhỏ, không có tổ chức, cơ sở hạ tầng công nghệ và vốn không đủ
  • Các nhà phân phối đa thương hiệu gặp khó khăn trong việc quản lý dữ liệu cho các thương hiệu mà họ phân phối
  • Các nhà phân phối lớn thiếu dữ liệu và thông tin
  • Để thâm nhập vào các khu vực nông thôn, cần phải có thêm một số cấp độ trong chuỗi phân phối, thêm chi phí và không hiệu quả
  • Thiếu dữ liệu thời gian thực về đơn hàng, hàng tồn kho, khiếu nại và trả lại dẫn đến việc hết hàng hoặc thừa hàng
  • Internet chưa phổ biến và cơ sở hạ tầng logistics không đạt chuẩn

Thiếu sót trong việc quản lý thông tin này đã ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong toàn bộ hệ thống bán hàng.

Hệ thống quản lý phân phối (DMS) có thể giải quyết các khó khăn sau đây:

  • Phân tích và xu hướng bán hàng
  • Tình hình kho hàng
  • Quản lý đơn hàng
  • Kiểm soát và lưu thông giá
  • Biến động hàng trong kho
  • Kế hoạch mua hàng tốt hơn
  • Quản lý kế hoạch

Kết luận

Việc sản xuất dư thừa và mức bán lẻ đã đạt ngưỡng bão hòa đã làm cho vai trò của nhà phân phối ngày càng trở nên quan trọng.

Tự động hóa, thông qua hệ thống quản lý nhà phân phối (DMS) là rất quan trọng để tối ưu hóa phân phối FMCG. Hệ thống quản lý nhà phân phối tốt sẽ hợp lý hóa tất cả các quy trình và hoạt động phân phối, cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng, loại bỏ hàng tồn kho và cho phép các công ty truy cập dữ liệu thời gian thực từ các nhà phân phối.

Với việc sử dụng nền tảng phần mềm phù hợp thúc đẩy các hoạt động bán hàng và phân phối, bạn có thể đạt được hiệu suất cao ngay cả với thị trường phân tán và đang tăng trưởng nhanh.

Nguồn: https://eazydms.com/whatisaDMS.php

Đọc thêm: Có nên tích hợp CRM với hệ thống quản lý giao dịch lõi?

Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Contact Us