Chấm công là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Việc chấm công sẽ giúp chủ doanh ngiệp nắm được số ngày, giờ công của nhân sự trong công ty. Bên cạnh đó, các phòng ban như nhân sự, kế toán,… có thể thực hiệm các quy định của công ty. Đây là công cụ hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý đãi ngộ hoặc khiển trách nhân sự. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hình thức chấm công. Mỗi hình thức có những ưu nhược điểm nhất định.
Ngay từ cái tên “chấm công” đã khá dễ để liên tưởng công việc này. “Chấm” nghĩa là ghi chép, theo dõi một hoạt động để đánh giá chất lượng. “Công” được hiểu là công việc hay công sức bỏ ra để hoàn thành một khối lượng việc nào đó.
Từ đó, ta có thể hiểu: Chấm công là hình thức ghi nhận và theo dõi sự khai báo của nhân sự tại chổ làm. Chấm công được thực hiện tại hai thời điểm trong ca: giờ vào làm và giờ tan ca.
Như đã đề cập ở phần đầu, chấm công có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc chấm công giúp chủ doanh nghiệp hay người sử dụng lao động cùng với các bộ phận hành chính nhân sự, kế toán có thể nắm được số ngày, số giờ làm của mỗi nhân viên trong thời gian 1 tháng. Từ bảng chấm công hằng ngày các bộ phận liên quan có thể tính lương cho nhân sự. Ngoài ra, số liệu trong bảng chấm công còn giúp trong các hoạt động khác của doanh nghiệp. Ví dụ như quyết định tăng lương thưởng hay phạt nhân viên.
Thông qua hình thức chấm công, người quản lý sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về nhân viên của mình. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan nhất về khối lượng công việc của nhân sự. Xem lượng công việc đó có phù hợp với lượng nhân công hiện đang sở hữu hay không. Bảng số liệu còn hỗ trợ trong việc ra các quyết định về tương lai của doanh nghiệp. Hay giúp xác đinh tầm nhìn chiến lược trong tương lai nhằm tìm kiếm một mức lợi nhuận cao nhất.
Cách chấm công này sử dụng máy chấm công và thẻ giấy để lưu lại dữ liệu cần thiết. Mỗi lần chấm công, nhân viên sẽ đưa thẻ giấy vào trong máy. Sau đó máy sẽ in ngày giờ lên thẻ. Mỗi chiếc thẻ giấy đều chia thành các cột giờ vào, giờ ra khác nhau. Các cột này đều có ở mỗi ca làm việc như sáng, chiều hay làm ngoài giờ trong 1 tháng. Do đó, nhân viên sẽ phải thay đổi thẻ chấm công mới sau một tháng sử dụng và làm việc.
Hình thức chấm công này yêu cầu phải trang bị máy chấm công thẻ điện từ. Mã số cùng các thông tin cần thiết của nhân sự sẽ được lưu trong thẻ từ. Khi chấm công, nhân viên quẹt thẻ vào đầu đọc, thông tin ngày giờ sẽ tự động cập nhập.
Phương pháp chấm công bằng vân tay khá phổ biến. Chủ đầu tư khi lựa chọn hình thức chấm công cho mình hầu như luôn ưu ái hình thức này. Sử dụng công nghệ ứng dụng sinh trắc học vân tay cùng với công nghệ xử lý hình ảnh. Máy có thể xác định danh tính của từng nhân viên thông qua dấu vân tay một cách nhanh chóng.
Loại chấm công này yêu cầu doanh nghiệp phải trang bị máy chấm công bằng khuôn mặt. Ứng dụng này dựa trên các đặc điểm riêng biệt của khuôn mặt để so sánh, nhận dạng và định danh đối tượng một cách tự động. Điều này đạt được thông qua cơ sở dữ liệu về khuôn mặt đã thu thập và lưu trữ từ trước. Trên thực tế, đây không phải là công nghệ mới. Sự phát triển công nghệ sinh trắc học và sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã nâng tầm công nghệ này. Công nghệ nhận diện khuôn mặt hiện nay phổ biến trên điện thoại và nhiều thiết bị khác.
Đây là hình thức chấm công ứng dụng công nghệ nhận dạng mống mắt (Iris Recognition). Bằng cách sử dụng thuật toán hình ảnh để nhận dạng một người thông qua mống mắt. Cấu trúc phức tạp cũng như độc nhất của mống mắt dùng là chìa khóa để nhận diện của hình thức này. Đây là một công nghệ vô cùng tối ưu. Ngay cả khi người dùng sử dụng kính đeo hay kính áp tròng vẫn có thể xác định được.