Hồ sơ xin việc gồm những gì? Mở khóa cánh cửa việc làm

Hồ sơ xin việc chuyên nghiệp cho sinh viên

Hồ sơ xin việc chuyên nghiệp cho sinh viên

Rate this post

Last updated on 24/06/2023

Đại dịch Covid và cuộc khủng hoảng kinh tế đi theo đã làm hàng chục ngàn doanh nghiệp đóng cửa và hàng triệu người lao động mất việc làm. Khi giãn cách xã hội kết thúc, bạn bắt đầu tìm kiếm một công việc mới. Hồ sơ xin việc gồm những gì, câu hỏi tưởng không mới nhưng vẫn là băn khoăn của khá nhiều bạn sinh viên. 

Hồ sơ xin việc là gì?

Bộ Hồ sơ xin việc là một tập hợp các loại giấy tờ thể hiện thông tin cá nhân của bạn. Hồ sơ xin việc bao gồm Đơn xin việc, một bản CV hay lý lịch làm việc của bạn, các bằng cấp chứng chỉ và giấy tờ cá nhân.

Cho dù công ty mà bạn ứng tuyển cho phép bạn nộp hồ sơ xin việc online hay phải nộp bản in thì việc chuẩn bị những tài liệu này vẫn vô cùng quan trọng trong việc tạo ra ấn tượng ban đầu của bạn với nhà tuyển dụng. Một bộ hồ sơ xin việc được chuẩn bị chuyên nghiệp và chỉn chu sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Hồ sơ xin việc gồm những gì?

Hồ sơ xin bao gồm nhưng không giới hạn ở những hạng mục dưới đây.

Sơ yếu lý lịch

Bạn có thể sử dụng mẫu bán sẵn, điền thông tin đầy đủ, dán ảnh 4×6 rồi mang bản sơ yếu lý lịch này tới phòng công chứng phường, xã để xin xác nhận (công chứng). Cần lưu ý là mang theo cả sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin thì mới xác nhận được nhé.

Đơn xin việc

Đơn xin việc là một tài liệu quan trọng nơi bạn có thể thể hiện một chút về bản thân: quan điểm, thái độ, kỹ năng viết… Bạn có thể sử dụng đơn xin việc có sẵn hoặc tự viết. Tuy nhiên lời khuyên là bạn nên tự chuẩn bị đơn xin việc theo một mẫu nào đó. Lưu ý văn phong chuyên nghiệp, chỉn chu, không có lỗi chính tả, trình bày đẹp. Lưu ý nêu những điểm mạnh của bạn mà bạn cho rằng phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng và có thể mang lại giá trị cho công ty. Tham khảo Mẫu Đơn xin việc tại đây.

CV xin việc

Lý lịch làm việc, hay CV có thể coi là tài liệu quan trọng nhất trong bộ Hồ sơ xin việc. CV chính là tài liệu bạn thể hiện kinh nghiệm, bằng cấp, kỹ năng của bản thân. Cần chọn một mẫu CV trình bày chuyên nghiệp và hiện đại, nếu in màu được thì càng tốt. Tuy nhiên, không nên sử dụng font chữ quá rườm rà, màu sắc lòe loẹt và viết sai chính tả.
Tham khảo Mẫu CV xin việc tại đây

Thư giới thiệu

Một số doanh nghiệp hay tổ chức rất quan tâm đến thư giới thiệu của một người có uy tín. Bạn có thể nhờ thầy cô giáo cũ (nếu bạn là sinh viên mới ra trường) hoặc cấp trên của bạn ở công ty hay cơ quan cũ. Điều này khiến cho những thông tin bạn cung cấp đáng tin cậy hơn. Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng có thể muốn có thông tin liên hệ của người giới thiệu bạn để kiểm tra lại thông tin.

Giấy khám sức khỏe

Sử dụng giấy khám sức khỏe bán sẵn (là mẫu giấy khổ A3 gập đôi) dán ảnh 3×4. Bạn cần tới các bệnh viện, trạm y tế xã phường để khám và xin xác nhận. Nên làm luôn 2-3 bản để gửi tới nhiều công ty. Tuy nhiên cũng không nên làm nhiều quá vì loại giấy này chỉ có hiệu lực trong 6 tháng.

Bằng cấp, chứng chỉ

Photo và công chứng bằng đại học, cao đẳng và các chứng chỉ kỹ năng khác nếu có (ngoại ngữ, tin học, kỹ năng…). Nếu bạn chưa nhận bằng tốt nghiệp thì có thể dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp thay thế.

Các chứng nhận đặc biệt, nếu có

Các giấy tờ cá nhân khác

  • Bản sao chứng minh thư: Bản photo chứng minh thư hoặc căn cước công dân có công chứng
  • Ảnh 3×4 hoặc 4×6 (nếu nhà tuyển dụng yêu cầu)

Khi đi phỏng vấn, có thể bạn chỉ cần sử dụng bản photo hồ sơ. Đến khi trúng tuyển mới cần đến bản gốc. Bạn nên tính toán số lượng hồ sơ xin việc, bản gốc và photo sao cho hơp lý.

Hồ sơ xin việc là tấm vé đầu tiên của bạn để có thể bước vào một doanh nghiệp. Do đó, bạn nên chuẩn bị hồ sơ xin việc một cách cẩn thận và chỉn chu. Cơ hội việc làm của bạn có thể đến ngay từ việc làm nhỏ nhất này.

Hồ sơ trên mạng xã hội

Cuối cùng, đừng quên hồ sơ mạng xã hội của bạn cũng là một loại thông tin quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ không thích những profile xấu xí, cẩu thả hoặc đầy comment bi quan về cuộc sống. Ngược lại, profile nghiêm túc, lạc quan, tự tin, có thái độ tích cực sẽ được đánh giá cao. Do đó, hãy chuẩn bị bộ mặt của bạn trên mạng xã hội một cách nghiêm túc.

Công ty CP Giải pháp Công nghệ OOC.

Đọc thêm:

Đại học là lựa chọn duy nhất?

11 phần mềm sinh viên xin việc cần thành thạo

6 lý do sinh viên HRM nên làm quen với phần mềm nhân sự tại trường ĐH

Contact Us