Nhân viên “chống lại” chuyển đổi số

Nhân viên "chống lại" chuyển đổi số

Nhân viên "chống lại" chuyển đổi số

Rate this post

Last updated on 18/01/2024

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu trong rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong CMCN 4.0. Theo báo cáo năm 2016 của công ty kiểm toán, tư vấn tài chính PricewaterhouseCoopers, 86% trong số 2000 doanh nghiệp từ 26 quốc gia được nghiên cứu kỳ vọng đạt được việc giảm kinh phí và tăng lợi nhuận nhờ nỗ lực chuyển đổi số trong vòng 5 năm. Nhưng vấn đề về nhân sự luôn là bài toán khó mà các doanh nghiệp cần giải quyết khi muốn chuyển đổi số. Nhân viên đang “chống lại” chuyển đổi số?

Biểu hiện

Khi tiếp nhận quyết định chuyển đổi số từ cấp trên, điều duy nhất nhân viên nhìn thấy trước mắt là việc phải thay đổi thói quen làm việc cũng như những công việc báo cáo, nhập liệu phát sinh. Và bản chất con người luôn ngại thay đổi. Từ đó sẽ dẫn tới việc cố tình làm trái ý cấp trên, không sử dụng công nghệ mà vẫn áp dụng những phương thức cũ đến làm việc dẫn tới việc bị chậm tiến trình với hiệu quả thấp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, chuyển đổi số CMCN 4.0 yêu cầu sự tham gia của toàn thể đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ trong quản lý, hoạt động, từ đó làm nên sự chuyển đổi cho doanh nghiệp. Tuy vậy, có những nhân viên ngại với sự thay đổi lớn, họ không những không thay đổi cách làm việc và áp dụng công nghệ trong công việc mà còn tạo ra rào cản và quan điểm không tốt với các nhân viên khác khiến cho doanh nghiệp không thể 100% thay đổi và thích nghi với CMCN 4.0 dẫn tới nhiều thiệt hại lớn.

Nguyên nhân “chống đối” chuyển đổi số

Về phương diện nhân viên, nếu không được hướng dẫn và chỉ đường một cách bài bản trong việc chuyển đổi số, họ sẽ không hiểu được công nghệ mà doanh nghiệp mình đang cần là gì, công nghệ đó có thể chuyển đổi công ty của mình ra sao, từ đó áp dụng công nghệ hiệu quả triệt để hơn. Mặc dù đầu tư rất lớn nhưng vẫn thất bại do doanh nghiệp này không giải quyết được bài toán cụ thể của người thực hiện là nhân viên, không thể tạo động lực cho họ.

Khi tổ chức đào tạo và thúc đẩy, nhân viên đều tham gia thực hiện nhưng khi lãnh đạo lơ đãng một chút là nhân viên cũng ngừng ngay. Bởi vì con người thường sợ hãi và phản đối khi thấy sự thay đổi, họ không muốn thực hiện. các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rào cản lớn khi làm chuyển đổi số. 

Rào cản lớn nhất là sự tuân thủ và quyết tâm của người thực hiện, bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên. Theo đó, chủ doanh nghiệp có dám đánh đổi hay không bởi sẽ có những xung đột về mặt lợi ích, chẳng hạn như bán hàng qua mạng và bán hàng trực tiếp tại cửa hàng. Vì vậy, từ ý chí của người lãnh đạo chuyển xuống nhân viên phải cụ thể, mong muốn ra sao, đặt mục tiêu như thế nào. Nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm công sức con người thì mới thực sự gọi là chuyển đổi số, còn nếu chỉ chuyển từ công cụ này sang công cụ kia thì không phải là chuyển đổi số.

Cách giải quyết

Doanh nghiệp cần thực hiện quá trình chuyển đổi số để tăng cường tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh trong thời đại hiện nay, trong đó quá trình chuyển đổi số cần có sự phát triển của nhân viên và ban lãnh đạo, từ đó thay đổi công việc kinh doanh nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn theo con đường đột phá về công nghệ số. Thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp công nghệ được áp dụng vào quy trình kinh doanh, trong đó doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số cần :

Về phương diện lãnh đạo, trong đó ban lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu rõ được công nghệ mà doanh nghiệp mình đang cần là gì, công nghệ đó có thể chuyển đổi công ty của mình ra sao, từ đó áp dụng công nghệ hiệu quả triệt để hơn. 

Về phương diện nhân viên, phải có sự tham gia của toàn thể đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ trong quản lý, hoạt động, từ đó làm nên sự chuyển đổi cho doanh nghiệp. Để làm được điều này doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào đào tạo và phát triển nhân sự. Điều quan trọng là giúp nhân viên hiểu được, chuyển đổi số là một bước tiến cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Việc ứng dụng phần mềm không phải để “kiểm soát” mà để “quản lý và nâng cao hiệu quả”, và khi hiệu quả tăng thì đương nhiên phúc lợi cũng tăng.

Tham khảo thêm : Chuyển đổi số: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp và nghệ thuật để chuyển đổi số

Contact Us