Tại sao nhân viên không hài lòng?

Tại sao nhân viên không hài lòng?

Tại sao nhân viên không hài lòng?

Rate this post

Last updated on 29/12/2023

Vào tháng 10 năm 2015, Gallup thăm dò ý kiến của hơn 13,000 nhân viên và nhận thấy rằng 93% đã thay đổi công việc của mình. Lý do này khiến nhiều nhà tuyển dụng cũng đang cố gắng để tìm ra lý do tại sao nhiều nhân viên không hài lòng. Nhiều nhân viên cho biết họ rất yêu công việc cũng như cảm thấy được thỏa mãn về đãi ngộ và đồng nghiệp cùng làm. Nhưng họ vẫn chưa thực sự vừa lòng về công việc của mình và luôn trong tình trạng đang tìm kiếm công ty mới.

1. Mức độ thăng tiến

Theo một khảo sát thống kê với 10000 nhân viên năm 2015, 55% nhân viên tìm kiếm công việc mới vì họ muốn tìm cơ hội thăng tiến tốt hơn. Nhưng chỉ có 43% nhân viên rời công ty vì chế độ lương thưởng tốt hơn. Điều này có thể giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy được cơ hội thăng tiến đối với các nhân viên là vô cùng quan trọng. Họ luôn tìm kiếm công việc có thể giúp họ thể hiện được chính xác năng lực của mình và tiến lên trong con đường sự nghiệp.

Mỗi người đều có những mục tiêu và kỳ vọng của riêng họ. Các nhà lãnh đạo cần dành thời gian để tìm hiểu, phân tích và cho họ cơ hội thể hiện năng lực. Trò chuyện với các nhân viên về mục tiêu của họ trong 5 – 10 năm tới, các kỹ năng họ muốn trau dồi, các vị trí họ muốn đạt được trong tương lai. Quan trọng nhất là nhân viên được cung cấp những công cụ mà họ cần. Ví dụ như: các khóa đào tạo, chương trình huấn luyện, training… Tận dụng được điều này, doanh nghiệp sẽ vừa giúp được nhân viên đạt được điều họ muốn đồng thời giữ chân họ bằng cách làm hài lòng trong khía cạnh công việc.

2. Một phần của công ty

Một điều khá hiển nhiên rằng mọi nhân viên đều hiểu những gì họ làm sẽ ảnh hưởng tới công ty. Nếu họ làm tốt, công ty sẽ thu về lợi nhuận và phát triển hơn và ngược lại. Tuy nhiên, đa số nhân viên được trả công dựa trên hiệu suất làm việc dựa trên các tiêu chí đánh giá riêng của từng công ty chứ không phải là công việc họ làm sẽ ảnh hưởng thế nào đến công ty. Cách làm này khiến nhân viên không hài lòng, vì thấy rằng việc của họ chỉ là đến công ty, cố gắng hoàn thành tốt công việc, hoàn thành chỉ tiêu chứ không phải là giúp công ty đạt được những mục tiêu đặt ra và góp phần phát triển công ty.

Để giải quyết điều này, một số công ty lớn trên thế giới đã tặng nhân viên của họ cổ phần của công ty cho những đóng góp của họ cho công ty. Ví dụ CEO mới của Twitter Inc Jack Dorsey trao tặng 1/3 số cổ phiếu của mình tại Công ty cho các nhân viên. Số cổ phiếu Jack Dorsey trao tặng sẽ chiếm khoảng 1% cổ phần tại Twitter Inc, với trị giá khoảng 200 triệu USD. Điều này sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy mình là một phần của công ty, điều họ làm sẽ ảnh hưởng tới công ty và gia tăng được sự trách nhiệm. Cổ phần sẽ tăng cường sự trung thành của nhân viên với công ty, đây cũng được coi là một cách giữ chân nhân viên rất hữu hiệu.

3. Tuyển dụng và đề bạt

Trong các báo cáo về tuyển dụng trên toàn cầu vào năm 2016, trên 50% doanh nghiệp cho rằng giữ chân nhân viên là điều quan trọng  nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp tuyển dụng nội bộ. Các doanh nghiệp thường sẽ tuyển dụng để tìm kiếm nhân sự bên ngoài để lấp đầy các vị trí trống thay vì sử dụng và đề bạt các nhân sự có sẵn trong công ty. Đây cũng là một lý do lớn khiến các nhân viên không hài lòng về công việc của họ.

Các doanh nghiệp nên xem xét việc sử dụng các nhân sự nội bộ khi tuyển dụng cho vị trí mới. Mặc dù các kĩ năng và kinh nghiệm của họ có thể chưa đáp ứng được cho công việc nhưng sự am hiểu về văn hóa công ty, cách công ty hoạt động, yêu cầu của cấp trên,… Lợi ích của việc tuyển dụng trong công ty là quản lý có thể dễ dàng kiểm soát được tốc độ của quá trình nhận việc, tốc độ bàn giao công việc cũng như làm quen với vai trò mới. Đây là cách vừa giúp cho hoạt động của công ty không bị chững lại, vừa cho thấy rằng cơ hội thăng tiến trong công ty sẽ dành cho những người có năng lực, và triệt tiêu hiện hượng nhân viên không hài lòng.

Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Tham khảo thêm:   Hiểu thế nào cho đúng về Hệ thống đãi ngộ 3P?

Contact Us