Phần mềm quản lý bán hàng dành cho nhà hàng

Phần mềm quản lý bán hàng cho nhà hàng

Phần mềm quản lý bán hàng cho nhà hàng

Rate this post

Last updated on 24/12/2019

Vấn đề quản lý nhà hàng

Đi ăn ở một số nhà hàng, trong nhiều trường hợp, thực khách khá bực mình vì gọi món rất lâu mà không thấy đâu. Thậm chí bữa trưa nay, trong khi bàn của mình cũng đợi cả tiếng đồng hồ mới thấy món cuối cùng được dọn ra, khi chuẩn bị đứng lên đi về thì bàn bên cạnh thậm chí còn mới chỉ được mấy chai nước và món canh. Trong khi nhân viên nhà hàng đi ra đi vào rất nhiều và có thể thấy họ cũng mất nhiều công sức nhưng hiệu quả thì không có. Nhiều lần họ mang nhiều món ăn của bàn khác. Một điều chắc chắn là những khách hàng như vậy sẽ không quay lại nhà hàng. Vấn đề có thể do bếp làm chậm, phối hợp giữa các bộ phận bếp, bàn kém, không có hệ thống quản lý bán hàng phù hợp…

Mặc dù có vẻ như nhà hàng trong tình huống trên có sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm đó có vẻ chỉ dùng để tính tiền khách hàng – kết nối với máy tính của thu ngân mà không có sự kết nối với các bộ phận như bếp, bàn.

Vậy một phần mềm quản lý bán hàng cần được thiết kế như thế nào để giải quyết bài toán này:

Quy trình chính của phần mềm quản lý bán hàng

  • Mỗi nhóm khách hàng khi được xếp vào 1 bàn có sẵn ID hay số thứ tự. Nếu ghép bàn có thể chỉ cần lấy ID của 1 bàn. Nếu có nhân viên bán hàng hỗ trợ thì sẽ nhập thêm ID của nhân viên bán hàng.
  • Tại mỗi bàn trang bị một máy tính bảng hoặc màn hình quản lý thực đơn và đặt ăn. Khách hàng có thể đặt ăn theo thực đơn có sẵn. Nếu đặt món khác sẽ cần thêm sự trợ giúp của nhân viên bán hàng. Thông tin đặt ăn của khách (món ăn, số lượng) sẽ được nhập vào phần mềm quản lý bán hàng.
  • Nhân viên bán hàng cũng có thể sử dụng màn hình này để nhập order cho khách hàng hoặc giúp khách hàng bố sung thông tin. Ngoài ra, nhân viên bán hàng có thể sử dụng một giao diện riêng để bổ sung/điều chỉnh order của khách hàng nếu có yêu cầu.
  • Phần mềm quản lý bán hàng chuyển các thông tin về món ăn mà khách ở các bàn đặt về màn hình tập trung ở bếp kèm theo số lượng và thứ tự ưu tiên, ví dụ theo thời gian đặt hàng, bàn vip hay bàn thường
  • Nếu bếp làm xong món nào, có thể xác nhận món đó trên giao diện của bếp. Thông tin có thể được chuyển về màn hình của nhân viên phục vụ hoặc màn hình chung bàn để thông báo, đồng thời có thông báo trên màn hình của bàn, có thể nháy đỏ để dễn nhận diện. Nhân viên phục vụ chuyển món ăn cho bàn và bấm xác nhận.
  • Nếu bếp hết một món nào đó, có thể thao tác trên màn hình để thông báo cho nhân viên bán hàng và khách hàng để đổi món, nếu cần.
  • Khi khách dùng bữa xong, bấm nút thanh toán. Phần mềm quản lý bán hàng sẽ kết đơn và chuyển thông tin đến thu ngân để in hóa đơn và thu tiền, đồng thời hiện số tiền và hóa đơn lên màn hình của khách hàng.
  • Thu ngân thu tiền
  • Về lâu dài, nếu nhà hàng quan tâm đến việc quản lý quan hệ khách hàng, có thể phát triển thêm những tính năng liên quan đến quản lý khách hàng trung thành như thẻ thành viên, các chính sách ưu đãi…

Đầu tư cho một hệ thống phần mềm quản lý bán hàng (và phần cứng đi kèm) cho một nhà hàng không phải là một khoản đầu tư lớn nhưng chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng cho khách hàng và từ đó, mang lại giá trị lâu dài cho nhà hàng.

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Tham khảo:

Phần mềm quản lý bán hàng – tại sao DN cần triển khai

Phần mềm bán hàng B2B

Phần mềm CRM là gì?

Contact Us