OKRs là gì? OKRs dành cho ai?

OKRs là gì?

OKRs là gì?

Rate this post

Last updated on 06/09/2021

Gần đây, OKRs nổi lên như một phương pháp quản lý theo mục tiêu đã được chứng thực thành công ở những tập đoàn công nghệ hoặc các startup như Google, Facebook, Intel, Uber. Điều này là do sự phù hợp của OKRs với các mục tiêu mang tính “đột phá” thường gặp ở các công ty loại này do sự phát triển của công nghệ mang lại.

Treatment time 2 days-Heat Sport Shoulder Strap-protection, M – Fitness and Bodybuilding Balls 12015 buy pharma mix 3 bodybuilding room n ° 2 in longvic, pascale bessiere gym – (cote-d’or).

✅OKRs là gì ?

OKR (Objectives and Key results) là một phương pháp quản trị doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định, thường là theo quý.

Các chỉ số OKR có thể được sử dụng ở cấp độ công ty, nhóm hoặc cá nhân. OKRs cũng được chia sẻ để các phòng ban thấy rõ các mục tiêu và kết quả then chốt. Từ đó, phòng ban hay nhóm có thể ưu tiên nỗ lực vào những việc quan trọng nhất.

✅OKRs dành cho ai?

Về mặt lý thuyết, tất cả các doanh nghiệp đều có thể ứng dụng OKR. Tại các startups non trẻ, OKR giúp họ thoát khỏi màn sương mờ mịt của những công việc “tủn mủn” hằng ngày, tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất.

Trong khi tại các doanh nghiệp lớn, OKR phá tan sự “mờ đục” của dòng chảy thông tin và loại bỏ hiện tượng “chia bè kết phái” thường thấy khi doanh nghiệp phát triển đến quy mô nhất định.

✅Cấu trúc của OKRs?

Các thành tố trong OKR có thể được trình bày như sau:

Onderwerp van de sportschool (fitness) – Pagina: 96 – Bodybuilding, fitness – Sport – FORUM De clubs modvigil roxaddict – wellness, bodybuilding, gezondheidsblog: hoe je sport in je schema integreert.

📌Mục tiêu (Objective)

Một mục tiêu là một tuyên bố mang tính định tính được thiết kế để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tiến về phía trước. Đơn giản hơn, mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta muốn làm điều gì?”.

Một mục tiêu được viết tốt là ngắn gọn, có tính khả thi, thực hiện được trong một quý, và truyền cảm hứng cho cả nhóm.

📌Kết quả then chốt (Key result)

là một tuyên bố mang tính định lượng để đo lường sự thành công của mục tiêu được đưa ra. Đơn giản hơn, kết quả then chốt sẽ trả lời câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta biết được chúng ta đạt được mục tiêu đã đưa ra?”. Một mục tiêu đã đưa ra nên có khoảng từ 3 – 5 kết quả then chốt.

Ví dụ:

Mục tiêu: Tăng lượng mua hàng trên websites

Key results:

– Nâng thời gian ở lại website từ X lên Y.

– Tăng số lượng đăng ký email từ X lên Y.

– Nâng lượng truy cập trung bình hàng tuần cho mỗi người dùng hoạt động từ X đến Y.
– Tăng lưu lượng truy cập không mất phí (tự nhiên) từ X lên Y.

Lợi ích của OKRs

📌Tính linh hoạt

Không chỉ lĩnh vực công nghệ, hàng loạt ngành khác đang chuyển mình và phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống vận hành linh hoạt và dễ dàng thích ứng với thị trường. OKR cho phép bạn tiếp cận vấn đề bằng nhiều hướng khác nhau (trên xuống, dưới lên, tiếp cận chéo).

Google là một ví dụ điển hình cho mô hình tổ chức linh hoạt. Một doanh nghiệp khổng lồ trên 60.000 nhân viên như Google thì đáp ứng sự thay đổi liên tục của thế giới công nghệ không dễ. Họ luôn cải tiến, điều chỉnh sản phẩm, cách vận hành, xu hướng mới để không bị các đối thủ lớn (Microsoft, Amazon…) bỏ lại phía sau.

Và nếu như không có sự xuất hiện của OKR trong cung cách quản lý của mình, cấu trúc silo của Google sẽ ngay lập tức gặp vấn đề khi nhân viên sẽ làm việc theo các mục tiêu khác nhau và áp dụng hàng loạt các cách khác nhau để thực hiện công việc. Vì vậy, sự linh hoạt sẽ không bao giờ xuất hiện trong tổ chức.

📌Tính minh bạch

Việc truyền tải thông tin, thông báo cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp không dễ khi thiếu sự minh bạch. Tính mình bạch cần cho trao đổi tin tức và là phần không thể thiếu để xây dựng văn hóa gắn kết nhân viên.

Không nhiều doanh nghiệp có thể làm được điều này. Điều này là kết quả đến từ việc không có những mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng. May mắn thay, OKR chính là giải pháp cho vấn đề nan giải này.

OKR hỗ trợ nhà quản lý phát triển môi trường làm việc mở. Ở đó, bất cứ ai trong doanh nghiệp đều có khả năng truy cập thông tin của công ty.

Mọi nhân viên trong công ty đều có thể truy cập những mục tiêu hay tiến trình làm việc của nhau với chỉ vài cú click chuột. Một số phần mềm OKR còn có thể dễ dàng giúp bạn căn chỉnh, đồng bộ mục tiêu giữa cá nhân, phòng ban và công ty.

📌Có thể đo lường

Doanh nghiệp không có mục tiêu giống việc bắn một mũi tên không có bia đích.

Còn khi bạn đặt ra những mục tiêu mà không thể xác định hoặc đo lường thì gần như những cố gắng và thời gian bạn bỏ ra đều là một sự lãng phí trầm trọng. Không thể biết tiến trình làm việc đang trong tình trạng tốt hay có những vấn đề gì đang xảy ra chính là hậu quả của việc không đặt ra một mục đích làm việc cụ thể.

Tính đo lường giúp các DN dễ dàng kiếm tra, thu thập, phân tích dữ liệu và tiến trình công việc. Với OKR, bạn còn có thể biết dự án của mình có đang vận hành “xuôi chèo mát mái” không.

📌Tính đơn giản

Dựa vào Kết quả then chốt, OKR dễ dàng đưa ra cái nhìn tổng quát về tiến trình làm việc:

  • Thời gian còn lại để hoàn thành công việc.
  • Những điểm nào đang còn vướng mắc.
  • Những vấn đề xuất hiện bất ngờ trong tiến trình.
  • Cần có những điều chỉnh gì cho mục tiêu hay không.

📌Tính tập trung

Với OKR, nhân viên của bạn không còn phải phân vân lựa chọn công việc phải làm trong ngày. Cũng không còn chuyện nhân viên phải thực hiện hằng hà sa số các công việc cùng một lúc.

Nhân viên sẽ chỉ có một kết quả then chốt để làm trong khoảng thời gian đã được định sẵn. OKRs giúp bạn tập trung hơn vào những công việc trọng yếu, tránh phân tán vào công việc khác.

✅ Phần mềm quản lý công việc và cộng tác digiiTeamw – nhiều hơn một phần mềm OKR

digiiTeamw là một lựa chọn đa dạng trong công cụ  quản lý chiến lược và hiệu suất cho doanh nghiệp. Đặc biệt hơn cả, digiiTeawm không hạn chế chuyên môn về một phương pháp KPI, nó là phần mềm tổng hợp cho phép người dùng quản lý theo nhiều hình thức khác như OKR, Task, hay Dự án (Manage Project). 

Phần mềm quản lý công việc và cộng tác digiiTeamW có gì đặc biệt?

  • Hỗ trợ người quản lý xây dựng các đầu việc, phân chia công việc thành các nhóm nhỏ và giao việc chi tiết đến từng cá nhân thông qua một tầm nhìn, mục tiêu chung.
  • Ghi nhận đầu việc linh hoạt, cho phép người quản lý đưa ra mục tiêu cần đạt được, những yêu cầu cụ thể để nhân viên có thể hiểu rõ phần việc của mình
  • Phân bổ nhân sự với các chức năng, vị trí khác nhau, cho phép các phòng ban tạo các phòng làm việc online để tiện bàn bạc, thảo luận.
  • Đăng tải kết quả dưới các hình thức đa dạng như nhập trực tiếp, nhập liệu qua file hay nhập liệu tự động qua tích hợp giúp cập nhật thường xuyên tiến độ công việc.
  • Trao đổi, thảo luận cũng như đánh giá trực tiếp kết quả công việc dưới mỗi đầu việc, nâng cao hiệu quả giao tiếp.
  • Báo cáo tự động, trực quan hóa tiến độ công việc bằng các loại bảng biểu, giúp đánh giá nhịp độ công việc và năng suất nhân viên cũng như đưa ra các quyết định kịp thời, tối ưu. 

 

Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Tham khảo bài viết

Ứng dụng của OKR trong doanh nghiệp

 

 

 

 

Contact Us