Phân tích Case Study: Vì sao McDonald’s thất bại ở Việt Nam?

Rate this post

Last updated on 12/12/2022

Hơn 400.000 khách hàng địa phương đã xếp hàng dài trước cửa tiệm McDonald’s để thưởng thức món burger thơm ngon trong tháng đầu tiên ra mắt. Có vẻ như McDonald’s sẽ trở thành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh được ưa chuộng tại Việt Nam. Nhưng thực tế lại khác xa so với dự đoán. 

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn hơn 20 tiệm McDonald’s trên khắp đất nước. Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao McDonald’s không thành công tại quốc gia Đông Nam Á này.

Tốc độ phục vụ của McDonald’s không nhanh hơn tốc độ phục vụ tại các hàng ăn địa phương

Tại Việt Nam, khái niệm thức ăn nhanh đã có mặt từ lâu đời. Thực khách địa phương có rất nhiều lựa chọn như phở hay bánh mỳ kẹp cho bữa sáng của họ. 

Phở là đặc sản địa phương và có thể đem ra phục vụ khách hàng chỉ sau vài phút. Người chế biến chỉ cần thả phần bánh vào bát, chế nước dùng và thức ăn kèm. Hay với bánh mì kẹp, người bán không mất quá nhiều thời gian để cắt bánh mì làm đôi và kẹp thức ăn kèm vào giữa.

Vì vậy, giá trị cốt lõi của McDonald’s là tốc độ phục vụ khách hàng nhanh chóng hoàn toàn không có nhiều giá trị tại Việt Nam. 

Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ địa phương

Tính đến năm 2018, gần 430.000 trên tổng số 540.000 tiệm ăn thuộc sở hữu của người địa phương. Văn hóa ẩm thực đường phố đã phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này sau nhiều thập kỷ. Các món ăn phục vụ thực khách luôn có sẵn và vô cùng đa dạng so với McDonald’s có thực đơn chủ yếu là burger và đồ uống.

Vì vậy, người dân địa phương có nhiều lựa chọn rẻ hơn và truyền thống hơn so với các món ăn được cung cấp bởi McDonald’s.

Chiến tranh Việt Nam tạo ra rào cản chính trị

Chiến tranh Việt Nam là một trong những sự kiện đen tối nhất trong lịch sử loài người. Hàng triệu người nằm xuống, những người sống sót cũng phải chịu những di chứng nặng nề về cả thể chất và tinh thần.

Căng thẳng chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khiến giao dịch thương mại giữa hai nước này đã phải đóng cửa trong nhiều năm. Tới năm 1995, lãnh đạo hai nước đã quyết định xóa bỏ hiềm khích trong quá khứ để mở cửa thương mại trở lại.

KFC ra mắt tại Việt Nam vào năm 1997 đánh dấu sự gia nhập trở lại của Mỹ vào đất nước này.  Tuy nhiên, sự vắng mặt quá lâu của các hãng thức ăn quốc tế đã tạo cơ hội để các ông chủ địa phương phát triển kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam. Chính vì vậy, các thương hiệu nhượng quyền của Mỹ luôn gặp khó khăn khi thập nhập vào thị trường quốc gia hình chữ S này.

McDonald’s áp dụng chiến lược định giá phương Tây tại một quốc gia phương Đông

Để thưởng thức một chiếc burger, bạn cần bỏ ra $2,82 (khoảng 66.000 đồng). Mức giá này có vẻ hợp lý nếu bạn đang sinh sống ở một quốc gia phương Tây và hưởng mức lương của người lao động phương Tây. Nhưng đối với người dân tại một quốc gia phương Đông, mức giá này là quá cao và chỉ chi tiêu vào những dịp đặc biệt.

Theo Numeo, mức giá trung bình của một bữa ăn tại các tiệm ăn địa phương ở Việt Nam vào khoảng 50.000 đồng (khoảng $2,16), trong khi để thưởng thức một bữa ăn tại McDonald’s, thực khách cần chi trả trung bình là $100.000 ( khoảng $4,32).

Việc phải trả giá gấp đôi để thưởng thức một chiếc burger, một ly Coke và một ít khoai chiên thực sự không hấp dẫn thực khách địa phương. Mặc dù thực đơn của McDonald’s bao gồm các món ăn địa phương như cơm gà, cơm thịt lợn nướng,…nhưng phần lớn khách hàng không sẵn sàng về mặt tài chính để dùng bữa tại đây.

Thực đơn của McDonald’s không phù hợp với văn hóa địa phương

Không thích nghi được với văn hóa địa phương là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của Starbucks tại Úc và KFC tại Israel.

Theo truyền thống của người Việt Nam, trong các bữa ăn, cả gia đình hoặc một nhóm bạn bè sẽ ngồi quây quần bên nhau và cùng chia sẻ các món ăn. Và thật khó để chia sẻ một lát burger với người bên cạnh. Không chỉ vậy, văn hóa “ăn nhanh, dùng tại chỗ” hoàn toàn không phù hợp với văn hóa “thư giãn và chia sẻ món ăn” ở Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: Phân tích Case Study: Vì sao Starbucks thất bại ở Úc? tại đây.

Kết 

Gia nhập vào một thị trường mới luôn là một thử thách không hề dễ dàng – dù cho bạn là một freelancer tự kinh doanh hay một thương hiệu lớn.

Bước vào thị trường không phải điều quá khó khăn, nhưng để giành được đáng kể chiếc bánh thị phần lại đòi hỏi sức mạnh cạnh tranh và sự thấu hiểu tâm lỷ khách hàng của nhà đầu tư.

Tìm hiểu thêm: Phân tích Case Study: Vì sao KFC thất bại ở Israel? tại đây.

Nguồn tiếng Anh: https://zerovn.net/mc-donald-viet-nam/

 

Contact Us