Lương 3p là gì? Ứng dụng phương pháp lương 3P trong phần mềm tính lương

Lương 3p là gì? Ứng dụng phương pháp lương 3P trong phần mềm tính lương
Rate this post

Last updated on 29/02/2024

Lương 3P là thuật ngữ rất phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp lớn nhỏ như một cơ chế trả tiền lương cho người lao động. Vậy, lương 3P là gì? Ưu điểm của hình thức trả lương này là như thế nào?  Bài viết này sẽ tập trung phân tích về hệ thống lương 3Pmột phương pháp trả lương được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Cùng OOC tìm hiểu nhé! 

✅Khái niệm lương 3P

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phải đương đầu với các tập đoàn, công ty nước ngoài trong cuộc chiến giành nhân viên giỏi. Tại sao các công ty nước ngoài thường thu hút và duy trì được một đội ngũ nhân viên ưu tú? Câu trả lời nằm ở tính công bằng bên trong, cũng như bên ngoài của hệ thống tiền lương, tiền thưởng – một công cụ quan trọng mang tính chiến lược của quản trị nguồn nhân lực. 

Lương 3P là cơ chế trả tiền lương mới dựa trên các tiêu chí có sẵn. Dựa vào đó, người quản lý nhân sự có thể bao quát được hiệu quả công việc của từng nhân viên trong công ty. Trả lương 3P là phương pháp đang được áp dụng tại rất nhiều công ty tại Việt Nam. Mục tiêu của 3P là hướng tới đảm bảo sự công bằng nội bộ và thị trường trong trả lương, qua đó đảm bảo khả năng thu hút, giữ chân và tạo động lực cho người lao động.

✅Các thành phần của phương pháp lương 3.P

Trả lương theo 3P là mô hình đãi ngộ cho người lao động dựa trên việc kết hợp trả lương theo 3 yếu tố cơ bản: vị trí công việc, năng lực cá nhân và kết quả công việc.

– P1: Vị trí công việc (Position): trả lương theo vị trí tức là trả theo tầm quan trọng của công việc, gắn liền với các yếu tố như cấp bậc, chức danh của người đó trong tổ chức. Ví dụ như vị trí công việc giám đốc, quản đốc, nhân viên trực tiếp sản xuất.

– P2: Năng lực cá nhân (Person): trả lương theo năng lực cá nhân tức là trả theo khả năng hoàn thành trên cùng một công việc. Ví dụ như năng lực trình độ đại học, cao học, hay đáp ứng các khung năng lực riêng của doanh nghiệp.

– P3: Kết quả công việc (Performance): trả lương theo kết quả công việc hay còn gọi là trả lương theo thành tích đạt được, gắn liền với các chỉ tiêu về hiệu suất công việc. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công cụ đánh giá KPI để trả lương cho người lao động theo kết quả công việc. Tham khảo bài viết KPI là gì để hiểu rõ hơn về yếu tố này. Để triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả công việc KPI trong doanh nghiệp một cách thuận lợi, hãy tham khảo những phần mềm KPI tốt nhất 2023.

Các thành phần của phương pháp lương 3P

Các thành phần của phương pháp lương 3P

✅Lợi ích của lương 3P

📌Lợi ích nhìn chung của trả lương 3p

Việc áp dụng trả lương theo hệ thống lương 3P mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, tạo ra sự công bằng, hợp lý, thúc đẩy yếu tố cạnh tranh và đẩy lùi sự bất mãn của người lao động.

Thứ nhất, đảm bảo sự công bằng trong nội tại doanh nghiệp

Phương pháp lương 3P giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, thiên vị, tình cảm, quan hệ cá nhân. Từ đó, người lao động cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra, yên tâm làm việc và cố gắng nâng cao hiệu suất. Bên cạnh đó, nó còn giúp triệt tiêu ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố tuổi tác kinh nghiệm, tạo ra môi trường cạnh tranh mà ở đó bất kỳ ai, ở độ tuổi cấp bậc nào đều phải luôn cố gắng để nâng cao hiệu quả công việc.

Thứ hai, là đòn bẩy giúp từng cá nhân phát triển, nâng cao năng lực tổ chức

Theo cơ chế lương 3P, “Performance” là trả lương theo kết quả và thành tích công việc đạt được. Điều đó khuyến khích người lao động chú trọng đến chất lượng công việc, giảm thiểu rủi ro, sản phẩm lỗi hay bất cứ hoạt động nào gây thiệt hại cho doanh nghiệp; góp phần làm tăng năng suất của tổ chức, đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.

Thứ ba, cân bằng năng lực cạnh tranh của thị trường

Khi nhiều doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống lương 3P, nó sẽ tạo ra một xu thế và một quy chuẩn chung cho việc tính lương công bằng, đảm bảo quyền lợi của người lao động, xứng đáng với chi phí sức lao động mà nhân viên bỏ ra trên mặt bằng chung kinh tế thị trường. 

Thứ tư, là cơ sở quan trọng cho công công tác tuyển dụng và đào tạo

“Person” là trả lương theo năng lực cá nhân, vì thế mỗi doanh nghiệp thường phải xây dựng một quy chuẩn về khung năng lực, hoặc tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí. Dựa vào cơ sở này, doanh nghiệp sẽ biết mình cần ai trên thị trường lao động để có những biện pháp tuyển dụng thích hợp. Ngoài ra, nhìn vào kết quả công việc, nhà quản trị cũng khoanh vùng được những nhân viên nào có năng lực vượt trội để tiến hành công tác đào tạo, thuyên chuyển đến những vị trí công việc thích hợp.

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống đánh giá thành tích KPI

Với việc đánh giá có dựa trên kết quả công việc giúp doanh nghiệp có điều kiện liên tục quan sát và hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá nhân viên KPI, điều này không chỉ là cơ sở trả lương cho nhân viên, mà còn giúp doanh nghiệp trong công tác quản lý nhân sự kết hợp chặt chẽ với việc đạt được các mục tiêu chiến lược của công ty.

📌Lợi ích của trả lương 3p đối với nhân viên và doanh nghiệp nói riêng

Đối với nhân viên

  • Nhân viên được đánh giá năng lực dựa kết quả công việc thực tế, giảm gánh nặng áp lực bằng cấp hay thâm niên.
  • Trả lương 3p giúp nhân viên biết nên làm gì để có mức lương như mong muốn
  • Khi lương thưởng tương xứng với năng lực, giữa nhân sự sẽ tạo nên sự cạnh tranh để mang lại lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp.
  • Nhân viên sẽ chủ động hơn trong công việc, biết hoạch định, lên kế hoạch, từ đó góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Đối với doanh nghiệp

  • Hiểu rõ giá trị mỗi vị trí công việc, từ đó doanh nghiệp chủ động hơn trong việc trả lương cho nhân viên. 
  • Lên kế hoạch đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. 
  • Doanh nghiệp có cơ sở trả lương theo năng lực và giữ chân nhân tài thông qua việc nắm được năng lực thực tế của nhân sự. 
  • Doanh nghiệp dễ dàng trả lương, tăng lương, khen thưởng,… phù hợp và công bằng.
  • Sẳn sàng nguồn lực chất lượng cao để giúp doanh nghiệp phát triển hơn. 

Doanh nghiệp nào nên áp dụng phương pháp lương 3P?

Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng hệ thống lương 3P một cách thuận lợi thậm chí còn cảm thấy khó khăn, lúng túng và bất ổn.

📌Đối với những công ty đã có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, phương pháp 3P được đánh giá sẽ phát huy lợi ích khá tốt. Doanh nghiệp sẽ được tổ chức, vận hành bởi những nhà quản lý chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên sẽ dựa trên dữ kiện số liệu cụ thể.

📌Đối doanh nghiệp mới thành lập, đang trong quá trình tuyển dụng, bố trí nhân sự, áp dụng phương pháp 3P ngay từ đầu sẽ rất thuận lợi và phát huy tác dụng nhiều hơn. Nhà quản lý sẽ bỏ qua những quy trình, phương pháp phức tạp mà tập trung ngay vào việc giải quyết vấn đề chủ chốt. 

📌Đối doanh nghiệp lớn có quá trình hoạt động nhiều năm đã có hệ thống lương cũ, khi áp dụng 3P phải vô cùng thận trọng.  Nếu không, 3P không đưa doanh nghiệp tốt hơn mà còn dễ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Bởi vì, doanh nghiệp lớn thường có cơ cấu tổ chức khá phức tạp. Khi đưa hệ thống lương 3p vào doanh nghiệp, hệ thống thu nhập sẽ bị đảo lộn. Nếu được tăng thêm thì người lao động vui, còn nếu bị giảm đi họ sẽ phản ứng, nghiêm trọng hơn là sẽ đình công, bãi công, bỏ việc gây nguy hiểm cho doanh nghiệp.

Những khó khăn khi triển khai hệ thống lương 3p

📌Lương 3P đảo lộn hệ thống thu nhập cũ

Như đã nói, đây là khó khăn mà các doanh nghiệp đã có hệ thống lương cũ gặp phải.  Sau khi xây dựng hệ thống lương 3P, một là nhân viên có động lực để cố gắng và phát triển, hai là họ sẽ cảm thấy thất vọng và muốn nghỉ việc. Trước khi ứng dụng 3P, nhân sự sẽ nhận được mức lương quy định nếu như đảm bảo được mức độ trong phạm vi cho phép và không gây nên ảnh hưởng lớn (Position). Tuy nhiên, sau khi ứng dụng 3P, việc đánh giá nhân viên sẽ dựa trên cả yếu tố năng lực cá nhân và kết quả công việc theo KPI.  Nếu nhân viên không hoàn thành chỉ tiêu KPI và năng lực cá nhân, mức lương sẽ không còn như cũ.

📌Đánh giá năng lực cá nhân

Để trả lương theo 3P, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá năng lực từng nhân viên để trả lương cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu không có “từ điển năng lực”, doanh nghiệp sẽ không có cơ sở để so sánh và đưa ra kết luận. Bên cạnh đó, trong doanh nghiệp vẫn luôn tồn tại một loại hình đánh giá gọi là cảm tính. Có thể khẳng định, đây luôn là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Sự thiên vị, thiếu khách quan và thiếu công bằng luôn dẫn đến những sai lệch trong quá trình đánh giá. Nhân viên giỏi thì bị đình trệ năng lực. Nhân viên yếu kém thì thăng tiến mỗi ngày. Để ứng dụng 3P hiệu quả, mọi doanh nghiệp nên đưa tính “công bằng” làm kim chi nam để tránh phạm phải những sai lầm không đáng có. 

📌Phụ cấp “tế nhị”

Những phụ cấp “tế nhị” là vấn đề khó tránh khỏi trong doanh nghiệp dẫn đến triển khai hệ thống lương 3P bị hạn chế thành công. Nhiều công ty còn yếu tố gia đình, họ hàng được thể hiện dưới hình thức “phụ cấp” thâm niên, quan hệ người thân… Điều này gây nên sự bất công bằng, ghen ghét và mất đoàn kết nội bộ. 

📌Về năng lực và thành tích

Mỗi ngành nghề khác nhau đều có chiến lược kinh doanh phát triển riêng. Mỗi phòng ban cũng có những tiêu chí riêng để đánh giá, xếp loại. Khi triển khai lương 3P, nếu đánh đồng duy nhất một chuẩn năng lực cho mọi phòng ban, doanh nghiệp sẽ dần mất đi tính sáng tạo và sự khích lệ. Do đó, doanh nghiệp không nên áp dụng lương 3P như một công thức máy móc, mà cần có sự cân nhắc, linh hoạt trong công tác xây dựng, triển khai. 

📌Quản trị hệ thống lương 3P

Trả lương cho nhân viên luôn luôn là một bài toán không đơn giản và còn nhiều bất cập. Đặc biệt khi việc trả lương phải đạt được sự thỏa mãn của nhân viên. Do đó, ban lãnh đạo phải chú trọng đến công tác truyền thông nội bộ để nhận được sự đồng tình và ủng hộ. Triển khai hệ thống quản lý lương 3P cần đúng lúc, đúng chỗ, đúng bối cảnh để tránh những bất cập gây nên hậu quả khôn lường.

Ứng dụng hệ thống lương 3P vào phần mềm tính lương

Sau khi hiểu những lợi ích vượt trội mà lương 3P mang lại, đây là lúc các doanh nghiệp nên tiến hành ứng dụng ngay vào doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, hiểu rõ về lý thuyết cũng không giúp doanh nghiệp khai thác 100% hiệu quả. Bởi vì còn rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến doanh nghiệp như:  nhân sự quá đông, bảng tính excel không thể đáp ứng được lượng thông tin dày đặc, nguồn lực không đủ, không đủ dữ liệu và thông tin để đánh giá, không có nơi lưu trữ thông tin nhân sự,… Đây chính là lúc một công cụ hỗ trợ tính lương ra đời – phần mềm tính lương.

Phần mềm tính lương digiiC&B – sản phẩm của công ty Giải pháp Công nghệ OOC đã ra đời.  Phần mềm Tính lương digiiC&B được xây dựng theo phương pháp 3P, liên kết chặt chẽ với các cấu phần của OOC digiiMS bao gồm Cơ cấu tổ chức, KPI và Đánh giá năng lực và Thông tin nhân sự. digiiC&B được thiết kế linh hoạt cho sử dụng, dễ dàng điều chỉnh các biến số của chính sách.  Phần mềm hỗ trợ tích hợp, tự động cập nhật đầu vào và tính toán, đơn giản hóa quá trình tính toán. 

Một số tính năng vượt trội của phần mềm: 

  • Hoạch định quỹ lương
  • Thiết kế hệ thống khung, bậc lương
  • Thiết lập chính sách đãi ngộ
  • Lập bảng tính lương
  • Lập/Duyệt bảng lương tháng
  • Báo cáo tổng hợp thu nhập
  • Chi tiết thu nhập người lao động
  • Phiếu lương
  • Kết nối KPI và kết quả đánh giá năng lực
  • Kết nối Portal

Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Tham khảo thêm tại:

Hệ thống lương 3P và những khó khăn khi triển khai vào doanh nghiệp

CMCN 4.0 và ảnh hưởng tới lương 3P

Contact Us