Quản lý nhân sự là gì? 11 chức năng của quản trị nhân sự hiện đại

Chức năng của Quản lý nhân sự

Chức năng của Quản lý nhân sự OOC digiiHR

Rate this post

Last updated on 14/11/2023

Doanh nghiệp do con người tạo ra, được duy trì và phát triển bởi trí lực, công sức, định hướng của nhân sự… phối hợp với các nguồn lực khác. Do vậy, quản lý nhân sự là nền tảng quan trọng quyết định sự thành bại, đi lên hay thụt lùi của doanh nghiệp. Chức năng quản lý nhân sự, do đó có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp.

Quản lý nhân sự là gì?

Nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, quản lý nhân sự được hiểu theo nhiều phương diện.

Quản lý nhân sự là một chức năng trong doanh nghiệp bao gồm việc hoạch định, tổ chức, thu hút, phân công, kiểm soát con người trong tất cả các hoạt động, các mắt xích của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Nói cách khác, quản lý nhân sự là toàn bộ các hoạt động nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, duy trì và giữ gìn nguồn nhân lực phù hợp về chất lượng và đầy đủ về số lượng, đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện bởi con người. Ngày nay, công tác chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tinh giản, giảm lãng phí nguồn lực ở nhiều khâu. Tuy nhiên, máy móc hay công nghệ đều được tạo ra và điều khiển bởi con người. Trong từng khâu, số lượng con người có thể tăng lên hoặc giảm đi. Song để có thể làm chủ được khoa học công nghệ đưa doanh nghiệp đi lên thì yêu cầu về con người càng cao hơn. Quản lý nhân sự không tốt kéo theo sử dụng các nguồn lực khác trong doanh nghiệp kém hiệu quả.

Nhìn chung, quản lý nhân sự có những vai trò quan trọng trong tổ chức:

  • Cung cấp nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng để đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp
  • Giúp khai thác được hiệu quả và ngày càng tối ưu các nguồn lực khác (tài chính, máy móc thiết bị, công nghệ, thông tin) trong doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển doanh nghiệp
  • Giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và tồn tại lâu dài

Đặc điểm của quản lý nhân sự theo hướng quản trị nguồn nhân lực hiện đại

  • Mục tiêu là chuẩn bị nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
  • Vấn đề về nguồn nhân lực kết nối rất sát với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
  • Hoạt động quản lý nhân sự có tính chủ động cao hơn, tính chiến lược cao hơn.
  • Quản lý nhân sự đồng bộ và có tính hệ thống cao
  • Là hoạt động xuyên suốt trong toàn doanh nghiệp. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng phòng Nhân sự. Hoạt động quản lý nhân sự là nhiệm vụ của tất cả các cán bộ quản lý với các vai trò khác nhau

Quản trị nguồn nhân lực chú trọng theo mục tiêu và định hướng dài hạn của doanh nghiệp để chú trọng đón bắt các nhu cầu về con người. Đi vào chiều sâu nghiên cứu hành vi, tâm lý, kỳ vọng của người lao động để duy trì, phát triển, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhờ đó, đưa ra được những tham mưu có tính chiến lược và sát hơn với nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Các chức năng của quản lý nhân sự

Song hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, nhu cầu và trình độ về quản lý càng tăng cao. Hoạt động quản lý nhân sự dần khẳng định được vị thế và thực hiện đúng sứ mạng của mình hơn trong doanh nghiệp. Các chức năng của quản lý nhân sự cũng hoàn thiện hơn, bao gồm 11 chức năng chủ đạo:

Hoạch định nguồn nhân lực (Human Resources Planning)

Đây là hoạt động thiết lập một kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức. Nội dung của hoạch định NNL cần xem xét đến việc chuẩn bị nhân lực theo các hình thức gì (buy, build, borrow), số lượng nhân lực cần có, chất lượng lao động cần đạt. Kéo theo là các biện pháp để thu hút, duy trì, phát triển, bảo toàn NNL.

Hoạt động này được gắn chặt chẽ và đáp ứng kế hoạch, chiến lược SXKD của doanh nghiệp.

Thiết kế tổ chức và thiết kế công việc (Organizational & Job Design)

Bao gồm thiết kế cơ cấu tổ chức và các vị trí trong doanh nghiệp. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, vị trí. Cũng như mối liên hệ giữa các phòng ban, vị trí trong doanh nghiệp.

Một hệ thống cơ cấu tổ chức và công việc rõ ràng, khoa học, không chồng chéo rất quan trọng. Là nền tảng cho các nghiệp vụ nhân sự khác được xây dựng phù hợp và hiệu quả hơn.

Hệ thống thông tin nguồn nhân lực và nghiên cứu nhân lực (Human Resource Information System & Research)

Hoạt động quản lý hệ thống thông tin nguồn nhân lực và nghiên cứu là việc thực hiện quản lý, theo dõi, cập nhật, lưu trữ, trích xuất dữ liệu nhân sự tại tất cả các khâu của doanh nghiệp. Dựa trên hệ thống thông tin nhân sự để nghiên cứu, phân tích, dự báo. Phục vụ cho việc xây dựng các chính sách nhân sự phù hợp.

Lựa chọn và bố trí nhân sự (Selection & Staffing)

Gồm các hoạt động tuyển dụng, thuyên chuyển, luân chuyển… nhân sự nhằm đảm bảo “đúng người, đúng việc”

Quản lý và thực hiện công việc (Performance Management)

Là các hoạt động xây dựng, đặt ra các yêu cầu về kết quả công việc (chất lượng và tiến độ). Quy ước để đánh giá, theo dõi, hướng dẫn thực hiện, đánh giá kết quả, phản hồi và ghi nhận kết quả. Nhằm ngày một nâng cao hiệu quả sử dụng nhân sự của tổ chức. Hoạt động này nên được thực hiện kèm theo quá trình truyền thông và phản hồi liên tục.

Nếu hệ thống cơ cấu và chức năng chồng chéo, không logic, hoạt động quản lý, đánh giá thực hiện công việc sẽ không sát thực và hiệu quả.

Đào tạo và phát triển (Training & Development)Đào tạo và nâng cao năng lực nhân sự từ khi người lao động bắt đầu vào làm việc. Các hoạt động đào tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. VD đào tạo trong công việc. Đào tạo trong tổ chức bằng các chương trình đào tạo cụ thể, bài bản. Cử đi đào tạo bên ngoài….

Đào tạo không chỉ mục tiêu giáo dục, đào tạo nâng cao khả năng và trình độ. Mà còn là các hoạt động đào tạo vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt. Tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp cho NLĐ gắn với định hướng tương lai của tổ chức. Đó chính là phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển tổ chức (Organization Development)

Chức năng này gồm những hoạt động mang tính thay đổi. Nhằm tạo nên tính kết nối giữa các bộ phận và vị trí. Giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Con người trong tổ chức không chỉ làm việc. Mà còn là sự giao tiếp thông qua văn hóa, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới. Cùng chung mục tiêu, cùng chung niềm tin, tự hào và động lực. Nhiệm vụ của quản lý nhân sự cần gắn kết tập thể để tạo một thể thống nhất có bản sắc riêng.

Phát triển công danh (Career Development)

Dựa trên chiến lược phát triển nguồn nhân lực và phân tích tổ chức. Phát triển công danh hay được nhắc nhiều thông qua Lộ trình công danh. Là hoạt động tạo nên lộ trình phát triển nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu của cá nhân. Đồng thời cần gắn với yêu cầu và mục tiêu của tổ chức.

Doanh nghiệp xây dựng hệ tiêu chí về quy hoạch, bổ nhiệm cá nhân, các chương trình và chính sách phát triển công danh.

Đãi ngộ và phúc lợi (Compensation & Benefits)

Là các hoạt động xây dựng các chính sách trả lương, thưởng và các phúc lợi. Kèm theo đó là các hoạt động tính toán, trả lương và chế độ cho người lao động.

Việc xây dựng chính sách lương và chế độ phụ thuộc lớn vào chiến lược phát triển NNL, kế hoạch SXKD của doanh nghiệp. Cũng như giá trị công việc của vị trí mang lại cho doanh nghiệp.

Tư vấn người lao động (Employee Counselling)

Vai trò của tư vấn người lao động ngày càng cao trong doanh nghiệp. Nhu cầu của NLĐ về am hiểu các chính sách nhân sự, luật lao động hay tư vấn tâm lý dần tăng. Do áp lực từ công việc và xã hội đối với NLĐ. Nhà quản lý nhân sự đóng vai trò chuyên gia tâm lý. Giúp NLĐ vượt qua các vấn đề tâm lý trong quá trình làm việc.

Công đoàn và Quan hệ lao động (Union – Labour Relations)

Quan hệ lao động là mối quan hệ giữa các bên Người lao động và Người sử dụng lao động. Đây là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên trong quá trình lao động.

Công đoàn là đại diện cho tập thể Người lao động. Phòng Nhân sự có trách nhiệm đại diện cho Doanh nghiệp làm việc với đại diện công đoàn. Nhằm giải quyết các xung đột, đảm bảo hài hòa quyền lợi đôi bên.

Năng lực chuyên môn cần có của nhà Quản lý nhân sự

  • Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
  • Xây dựng cơ cấu tổ chức
  • Thiết kế tổ chức và công việc
  • Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
  • Quản lý tuyển dụng
  • Lựa chọn và bố trí nhân sự
  • Phỏng vấn
  • Kỹ năng quản lý đào tạo
  • Quản trị kết quả thực hiện công việc
  • Xây dựng và quản lý hệ thống lương, thưởng và phúc lợi
  • Quan hệ lao động
  • Thiết lập và quản trị hệ thống thông tin nhân sự
  • Quản lý thi đua khen thưởng
  • Kiến thức về pháp luật và vận dụng pháp luật

Phần mềm nhân sự – cánh tay đắc lực của Bộ phận Nhân sự

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ kéo theo sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên thị trường. Trình độ quản lý của các doanh nghiệp tăng lên bởi những yêu cầu khắt khe từ phía người sử dụng lao động và người lao động. Bước đi của doanh nghiệp gắn liền với chuyển đổi số, sáng tạo, công nghệ là bàn đạp cho phát triển là điều tất yếu.

Phần mềm quản lý nhân sự

Chức năng của phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm nhân sự giúp bộ phận nhân sự nâng cao năng suất lao động, cải thiện dịch vụ nhân sự cung cấp cho người lao động trong doanh nghiệp thông qua việc hệ thống hóa và tự động hóa các thao tác của quản trị nhân sự. Giải pháp quản trị nhân sự tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho bộ phận quản lý nhân sự trong công việc hàng ngày, từ đó góp phần cải thiện sự hài lòng của người lao động và tạo ra hiệu suất cao cho doanh nghiệp. 

Phần mềm nhân sự thường bao gồm những chức năng tương ứng với các chức năng của quản lý nhân sự.

Tham khảo: 15 phần mềm nhân sự miễn phí, hiệu quả cho doanh nghiệp

Phần mềm nhân sự digiiHR của OOC là phần mềm được thiết kế theo tưởng phát triển nguồn nhân lực, với các phân hệ mang tính chuyên sâu và dựa trên các phương pháp quản trị nhân sự chuẩn Mỹ như Khung năng lực, BSC-KPI

Phần mềm Quản lý nhân sự OOC digiiHR - Đặc tính vượt trội

Phần mềm Quản lý nhân sự OOC digiiHR – Phương pháp Quản lý nhân sự chuẩn Mỹ

Tham khảo các phân hệ trong Phần mềm Quản lý Nhân sự digiiHR

Kết luận

Quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong rất nhiều ngành nghề, trong nhiều chức năng của doanh nghiệp là bước tiến lớn của nhân loại. Song tất cả đều khởi nguồn từ con người. Nắm giữ được trái tim, sự tin tưởng, gắn bó cống hiến của nguồn nhân lực phù hợp, sẽ giúp doanh nghiệp vững mạnh. Bởi vậy, quản lý nhân sự ngày càng cần đi vào chiều sâu và tầm chiến lược. Được hỗ trợ mạnh mẽ bởi phần mềm quản lý nhân sự, sẽ là chìa khóa cho thành công vượt trội của doanh nghiệp.

 

Contact Us