Top 10 Xu hướng Quản trị nhân sự thời Cách mạng công nghiệp 4.0

Xu hướng Quản trị nhân sự trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0

Xu hướng Quản trị nhân sự trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0

Rate this post

Last updated on 19/11/2023

Theo nghiên cứu của Deloitte (Deloitte’s fifth annual Global Human Capital Trends report and survey), ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự xuất hiện của thế hệ Z trong lực lượng lao động đã tạo nên những xu hướng mới trong quản trị nhân sự.

10 Xu hướng của quản lý nhân sự dưới ảnh hưởng của CMCN 4.0. Ảnh: Deloitte

Tổ chức của tương lai hiện hữu ngay hôm nay

Tốc độ của sự thay đổi và áp lực liên tiếp trong Cách mạng công nghiệp 4.0 khiến các chuyên viên nhân sự nhận ra rằng việc xây dựng tổ chức của tương lai là một thách thức quan trọng. Họ nhận thấy phải thiết kế lại một tổ chức mới nhằm tích cực thích ứng được với tốc độ thay đổi của môi trường kinh doanh và lực lượng lao động, tạo nên sự nhạy bén của tổ chức.

Phát triển nghề nghiệp và học tập: Luôn theo thời gian thực

Trong thời địa 4.0, nhiều công việc thường xuyên phải thay đổi hoặc cách làm đòi hỏi các kỹ năng mới luôn được trau dổi. Vì vậy, các doanh nghiệp hướng tới trải nghiệp học tập xuyên suốt, cho phép nhân viên xây dựng các kỹ năng nhanh chóng, dễ dàng và phù hợp với khả năng riêng của họ trong suốt quá trình làm việc và thăng tiến trên lộ trình nghề nghiệp.

Thu hút nhân tài: Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tuyển dụng

Việc tìm kiếm ứng viên được hỗ trợ bởi nhiều công cụ của Cách mạng Công nghiệp 4.0: mạng xã hội, số liệu phân tích và các phần mềm tích hợp được khả năng nhận thức để tìm kiếm nhân sự theo một cách mới. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot (chatbot) để kiểm tra năng lực ứng viên và xử lý khối lượng lớn công việc của nhà tuyển dụng, từ đó quyết định được nhanh hơn và số lượng lớn hơn về việc tuyển mộ nhân sự.

Trải nghiệm của nhân viên: văn hóa, sự gắn kết và hơn thế nữa

Trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp đang chú trọng nâng cao trải nghiệm của nhân viên, cho phép họ xây dựng cách thức tương tác trong công việc, trao đổi hai chiều một cách nhanh chóng với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới và nhiều tiện ích thông tin để có được động lực tốt khi thực thi công việc.

Quản lý hiệu quả công việc là xu hướng quản trị nhân sự chủ đạo

Hiện nay, nhiều công ty đang giảm sự tập trung vào việc thẩm định, thay vào đó là chú trọng đào tạo và lắng nghe phản hồi liên tục, triển khai những khuôn mẫu làm việc mới trên quy mô lớn hơn. Hướng tiếp cận mới đến việc quản trị hiệu suất làm việc đã góp phần tăng hiệu suất và thay đổi văn hóa tổ chức

Xóa nhòa ranh giới giữa lãnh đạo và nhân viên là xu hướng quản trị nhân sự tất yếu

Ngày nay, các tổ chức đòi hỏi sự năng động, đa dạng, và cần những nhà lãnh đạo trẻ hoặc những mô hình lãnh đạo mới, nhằm bắt kịp “con đường số hóa” để tăng tốc doanh nghiệp. Nhiều công ty đã xóa nhòa biên giới của những cấp bậc quản lý truyền thống, trao quyền cho nhân viên nhiều hơn để tạo được những hạt giống lãnh đạo mới thúc đẩy được tổ chức thay đổi phù hợp với kỷ nguyên số.

Quản lý nhân sự số bao trùm nền tảng công nghệ, con người và công việc

Khi doanh nghiệp chuyển đổi số, quản lý nhân sự trở thành người dẫn đầu trong tổ chức số hóa ấy, phát triển nguồn nhân lực thế hệ mới, áp dụng công nghệ để thay đổi cách mà chúng ta làm việc và liên kết với nhau trong công việc. Ngày nay những nền tảng mới và công cụ đã giúp ích cho việc xây dựng các tổ chức và nguồn nhân lực thế hệ mới.

Phân tích nhân sự để ra quyết định phù hợp là xu hướng quản trị nhân sự tiêu biểu

Trước đây, chỉ có các chuyên viên dữ liệu mới thực hiện việc phân tích, nhưng hiện tại, việc này chính là chìa khóa hỗ trợ mọi thứ từ vận hành, quản lý cho đến thu hút nhân tài và các hoạt động tài chính. Do vậy, bộ phận quản lý nhân sự không những thành thạo về kỹ thuật phân tích mà còn phải làm chủ các nội dung chuyên môn để đưa ra được báo cáo phù hợp với nhu cầu thông tin phục vụ ra quyết định của các cấp.

Đa dạng và hội nhập các thành phần xã hội vẫn chưa thành hiện thực

Sự công bằng, tính hợp lý và sự hòa nhập nhân viên thuộc các thành phần xã hội là những vấn đề thuộc tầm CEO ở các doanh nghiệp khắp thế giới. Những nỗ lực tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực có đặc điểm mà doanh nghiệp kỳ vọng vẫn tạo nên sự kỳ thị không có chủ ý trong cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, vấn đề về sự đa dạng và hòa nhập các thành phần xã hội tiếp tục là một thách thức khiến nhiều tổ chức nản lòng.

Tương lai của việc làm: lực lượng lao động được phân hóa

Robot, AI, máy tính từ lâu đã trở thành xu hướng ứng dụng chủ đạo trong nền kinh tế mở. Các công ty giờ đây không chỉ sử dụng các lao động cố định mà còn hợp tác với những lao động tự do (freelancer). Công nghệ cũng giúp cho kinh tế chia sẻ (sharing economy) được phát triển, tạo nên những thông lệ sử dụng đa dạng giúp gia tăng hiệu quả doanh nghiệp, đồng thời các công việc sẽ được thiết kế lại.

 

Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia ISBN.

Tác giả: Nguyễn Thị Nam Phương – Master of Commerce, UNSW

Phó Chủ tịch Hiệp hội nhân sự HRA,

Tư vấn trưởng Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Đồng sáng lập OOC.

 

Contact Us