Tại sao quản lý phân phối là một phần quan trọng của doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược quản lý phân phối thông qua các nền tảng điện tử để đơn giản hóa quy trình và thúc đẩy doanh số bán sản phẩm.
Rate this post

Last updated on 15/01/2021

Tại sao quản lý phân phối là một phần quan trọng của doanh nghiệp? Nếu là doanh nghiệp bán lẻ, bạn sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu như không có quản lý phân phối. 

Quản lý phân phối là gì?

Quản lý phân phối đề cập đến quá trình giám sát việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến điểm bán hàng. Đây là một thuật ngữ bao quát đề cập đến nhiều hoạt động và quy trình như đóng gói, kiểm kê, lưu kho, chuỗi cung ứng và hậu cần.

Quản trị phân phối là một phần quan trọng của chu kỳ kinh doanh đối với các nhà phân phối và bán buôn. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có thể luân chuyển hàng hóa của mình nhanh đến đâu. Càng bán được nhiều, họ càng kiếm được nhiều tiền, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn. Có một hệ thống quản trị phân phối hiệu quả cũng rất quan trọng để doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh và khiến khách hàng hài lòng.

Hiểu thế nào về quản lý phân phối

Quản lý phân phối vô cùng quan trọng đối với việc thu hút khách hàng và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Quản trị phân phối thành công hay không phụ thuộc vào sự hiệu quả toàn bộ quá trình phân phối. Một công ty càng lớn với số lượng điểm cung cấp càng nhiều thì tự động hóa là giải pháp tối ưu để quản lý quá trình phân phối hiệu quả.

Quản lý phân phối  không chỉ bao gồm việc di chuyển sản phẩm từ điểm A đến điểm B. Nó còn bao gồm việc thu thập và chia sẻ thông tin liên quan để xác định các cơ hội chính giúp DN tăng trưởng và cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các công ty tiến bộ hiện nay đều sử dụng lực lượng phân phối để đánh giá  thị trường – điều quan trọng trong việc xác định vị thế cạnh tranh của họ.

Về cơ bản, có hai hình thức phân phối: phân phối thương mại ( phân phối bán hàng) và phân phối vật chất (hay còn gọi là hậu cần). Phân phối liên quan đến các chức năng đa dạng như:

  • dịch vụ khách hàng,
  • vận chuyển, lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho,
  • hoạt động của đội vận tải đường bộ tư nhân,
  • đóng gói, tiếp nhận, xử lý nguyên vật liệu, 
  • lập kế hoạch vị trí nhà máy, kho hàng, cửa hàng và tích hợp thông tin.

Mục tiêu của quản trị phân phối là đạt được hiệu quả cuối cùng trong việc cung cấp nguyên liệu cho các bộ phận đến đúng địa điểm và thời gian trong điều kiện thích hợp. Lập kế hoạch phân phối  phải phù hợp với chiến lược tổng thể.

Ưu điểm của Chiến lược Quản lý Phân phối

Ngoài việc duy trì lợi nhuận, có nhiều lý do khiến doanh nghiệp sử dụng chiến lược quản trị phân phối . Đầu tiên, nó giúp mọi thứ được trật tư, tập trung. Nếu không có hệ thống quản lý phù hợp, các nhà bán lẻ sẽ buộc phải giữ hàng tại địa điểm của họ. Đây là một ý tưởng tồi, đặc biệt nếu họ thiếu không gian lưu trữ thích hợp.

Ngoài ra, hệ thống quản trị phân phối  rất thuận tiện cho người tiêu dùng. Nó cho phép khách hàng ghé thăm một địa điểm để mua nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nếu hệ thống không tồn tại, người tiêu dùng sẽ phải đến nhiều địa điểm chỉ để có được thứ họ cần.

Việc áp dụng một hệ thống quản trị phân phối  phù hợp cũng giúp giảm thiểu mọi khả năng xảy ra sai sót trong quá trình giao hàng, cũng như thời gian sản phẩm cần được giao.

Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược quản lý phân phối thông qua các nền tảng điện tử để đơn giản hóa quy trình và thúc đẩy doanh số bán sản phẩm.

Đọc thêm: Hệ thống quản lý nhà phân phối (DMS) và tầm quan trọng

Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược quản lý phân phối thông qua các nền tảng điện tử để đơn giản hóa quy trình và thúc đẩy doanh số bán sản phẩm.

Quản lý phân phối như một chức năng tiếp thị

Quản lý phân phối như một chức năng tiếp thị là việc quản lý phân phối xảy ra trong một hệ sinh thái bao gồm việc xem xét những điều sau:

  • Sản phẩm: Không phải lúc nào cũng là một vật hữu hình. Sản phẩm cũng có thể đề cập đến một ý tưởng, âm nhạc hoặc thông tin.
  • Giá cả: Đề cập đến giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ đối với cả người bán và người mua. Giá cả có thể liên quan đến cả yếu tố hữu hình và vô hình: giá niêm yết, chiết khấu, tài chính và khả năng đáp ứng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
  • Quảng cáo: Đây là bất kỳ thông tin liên lạc nào được người bán sử dụng để thông báo, thuyết phục hoặc nhắc nhở người mua và người mua tiềm năng về hàng hóa, dịch vụ, hình ảnh, ý tưởng của người bán và tác động của nó đối với xã hội.
  • Vị trí: Đề cập đến quy trình đảm bảo tính sẵn có, khả năng tiếp cận và khả năng hiển thị của sản phẩm đối với người tiêu dùng cuối cùng hoặc người dùng doanh nghiệp trong các kênh mục tiêu hoặc khách hàng nơi họ muốn mua.

Điều gì ảnh hưởng đến quản lý phân phối?

Việc lập kế hoạch và vận hành phân phối phải tính đến một số yếu tố có thể làm thay đổi hoặc ảnh hưởng như sau:

Nhu cầu của người mua

Đầu tiên là sự thay đổi trong nhu cầu của người mua hàng. Trong suốt 1 năm, người mua hàng có các mức cầu khác nhau về hàng hóa. Ví dụ, trong dịp Tết,  nhu cầu của người tiêu dùng đối với tất cả các loại sản phẩm vô cùng cao. Do đó, các công ty cần lập kế hoạch làm thế nào để xử lý các giao dịch mua, đơn đặt hàng và giao hàng nhanh chóng hơn.

Tối ưu hóa vận chuyển

Tối ưu hóa vận chuyển là một yếu tố khác  tác động đến việc quản lý phân phối hiệu quả. Ví dụ, một công ty sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi vận chuyển tất cả hàng hóa đến một điểm đến cùng nhau. Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng luôn là điều quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì nó liên quan đến mặt lợi nhuận.

Các yếu tố khác

Ngoài ra, có một số yếu tố khác có thể tác động đến việc phân phối hiệu quả và quy trình quản lý phân phối. Chẳng hạn như:  tai nạn hoặc hỏng hóc phương tiện, sự chậm trễ của sân bay hoặc  thời tiết khắc nghiệt. Những thay đổi này liên quan đến vận chuyển đều  phải lập kế hoạch đối phó.

Việc thu hồi sản phẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng phân phối. Người mua có thể làm thay đổi trật tự phân phối khi thay đổi đơn đặt hàng hoặc địa chỉ để giao hàng. Do đó, vì tất cả các yếu tố trên, các nhà quản lý còn phải lập một số kế hoạch dự phòng trong trường hợp xảy ra phát sinh.

Tại sao quản lý phân phối là một phần quan trọng của doanh nghiệp?

Có nhiều nhiếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến quản lý phân phối

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Contact Us