Xu hướng quản trị nhân lực 2019

Quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực

Rate this post

Last updated on 26/12/2022

Josh Bersin – người sáng lập Bersin by Deloitte, nhà phân tích công nghiệp toàn cầu – đã đưa ra một số dự đoán về xu hướng quản trị nhân lực 2019 và tiết lộ rằng kinh tế sẽ là chìa khóa mở ra các xu hướng quản trị nguồn nhân lực cho năm 2019 này.

“Qua tất cả những năm tháng nghiên cứu, phân tích và tư vấn về quản trị nhân sự, có một điều tôi chắc chắn rằng: “hơn bất kỳ yếu tố nào khác, nền kinh tế có tác động lớn nhất đến các chiến lược quản trị nhân lực. Và năm 2019 này, nền kinh tế sẽ là yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết.”

Dưới đây là ba dự đoán của ông cho xu hướng quản trị nhân lực năm 2019 và cách mà các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo nên chuẩn bị sẵn sàng để đón đầu những thách thức mới” – Josh Bersin.

1. Đình trệ tiền lương và bất bình đẳng thu nhập tạo nên một môi trường không công bằng

Theo một khảo sát về Millennial của Deloitte, hơn hai phần ba Millennials (thế hệ Y) không tin rằng tiêu chuẩn sống của họ sẽ cao như của cha mẹ. Phần lớn thế hệ Y chỉ đang làm những công việc phụ, lao động tự do để vượt qua khó khăn.

Khi doanh nghiệp chỉ trả cho người lao động một mức lương thấp, đồng nghĩa là doanh nghiệp đang đánh giá nhân viên đó không cao. Trong nền kinh tế hiện nay, nơi mà các giá trị công việc lớn nhất dựa trên sự sáng tạo, các dịch vụ và sự hợp tác, trả lương cao cho nhân viên không phải là một chi phí, mà là một khoản đầu tư khôn ngoan. Vào năm 2019 này, Bersin khuyến khích các nhà quản lý nhân lực nên cân nhắc lại về chiến lược lương thưởng, đãi ngộ đã cũ kỹ của doanh nghiệp mình.

2. Quản trị nhân lực thông minh giúp tăng năng suất lao động

Khảo sát từ Bersin qua LinkedIn cho thấy 27% nhân viên phải dành thời gian tương đương một ngày mỗi tuần để xử lý các email không liên quan đến công việc của họ. Mỗi nhân viên dành hơn bốn giờ mỗi ngày cho các cuộc điện thoại và trung bình một công ty hiện có bảy hệ thống khác nhau để liên lạc.

Bersin gợi ý nhà quản trị nhân lực cần đưa ra những giải pháp sắp xếp ngày làm việc hợp lý hơn để giảm thiểu những công việc gây xao nhãng, không mang lại kết quả. Các nhà quản trị nhân lực cần đầu tư vào một số giải pháp như: làm việc tại nhà, đơn giản hóa hạ tầng công nghệ thông tin (và các công cụ quản trị nhân lực), và đơn giản hóa tất cả những giao tiếp không liên quan. Tạo cho nhân viên của bạn một môi trường làm việc không bị phân tâm, bằng cách cho họ nghỉ ngơi khỏi những cuộc điện thoại hoặc các cuộc họp không hiệu quả, hoặc thúc đẩy tiến độ công việc bằng cách làm việc ở một không gian riêng tư như ở nhà.

3. Quản trị nhận lực cần đầu tư nhiều hơn vào yếu tố con người

Lương không chỉ là yếu tố duy nhất, các tổ chức, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào sự phát triển của nhân sự để đảm bảo rằng họ có thể tận dụng tối đa các kỹ năng của bản thân. Doanh nghiệp nên đầu tư một lượng thời gian và tiền bạc vào phát triển nguồn nhân lực cốt lõi, phát triển kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc trong tương lai của họ. Hằng năm, các công ty ở Hoa Kỳ chỉ chi khoảng $1,200/ một nhân viên cho việc đào tạo phát triển kiến thức và kỹ năng, nhưng lại dành gấp 3 đến 5 lần số tiền này để tìm kiếm một nhân viên mới (chưa kể đến chi phí cho quá trình đào tạo định hướng  để nhân viên mới này có thể làm việc có hiệu quả). Rõ ràng các nhà quản trị nguồn nhân lực nên chi trả nhiều hơn để phát triển năng lực những nhân lực hiện có.

 

Nguồn: hrgrapevine.com

Lược dịch bởi Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Contact Us