Chia sẻ tri thức

Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

Rate this post

Nghiên cứu thị trường là một hoạt động vô cùng quan trọng khi doanh nghiệp tung ra một sản phẩm mới, cố gắng cải thiện dịch vụ hiện có của mình hoặc muốn đi trước đối thủ cạnh tranh của mình một bước. Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Dưới đây là 5 điều mà nghiên cứu.thị trường có thể giúp doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản phẩm và tăng trưởng kinh doanh. Đồng nghĩa với việc: Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì? 

Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về khách hàng

Ai sẽ là người mua sản phẩm của doanh nghiệp? Khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp bạn là ai? Họ sẽ mua sản phẩm bao lâu một lần? Họ thực sự cần gì? Họ muốn gì và mong đợi điều gì?

Với những câu hỏi như trên,  khi bạn càng có nhiều câu trả lời, bạn sẽ càng hiểu rõ hơn vấn đề bạn muốn tìm hiểu. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng và dễ dàng  đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh của bạn.

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn vẽ nên hồ sơ đầy đủ về khách hàng lý tưởng của mình. Những thông tin về khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định quy mô thị trường  và điều gì khiến khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu.thị trường, doanh nghiệp sẽ có được những thông tin chi tiết có giá trị như độ tuổi, vị trí, giới tính và thu nhập của họ. Điều này cực kỳ hữu ích trong việc xây dựng các chiến dịch tiếp thị, chiến lược giá cả phù hợp và hiệu quả.

Đọc thêm: Vai trò quan trọng của nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường để hiểu về đối thủ cạnh tranh cũng như cách họ tiếp cận thị trường

Các đối thủ đang mỗi ngày lấy đi khách hàng của bạn và giành chiến thắng trên thương trường. Tại sao? Đó là vì họ đã thực hiện nghiên cứu trước bạn. Và bây giờ, bạn cũng cần phải làm như vậy nếu muốn tiếp tục  tham gia cuộc chiến đầy khốc liệt này. 

Nghiên cứu thị trường giúp DN đánh giá thị trường để xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp và những đối thủ tiềm năng – đây là đối tượng có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, nghiên cứu thị trường sẽ giúp DN tìm ra điểm yếu trong cách tiếp cận khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Đây là những khoảng trống mà DN có thể tận dụng để thu hút khách hàng, biến điểm yếu của đối thủ trở thành điểm mạnh của chính mình. 

Biết càng nhiều về đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ càng có nhiều cơ hội dẫn đến sự thành công.

Thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra thị trường

Kiểm tra và thử nghiệm là một phần rất quan trọng trước khi tung sản phẩm ra thị trường, sẵn sàng bước chân vào cuộc chiến. Mọi quyết định kinh doanh về sản phẩm dịch vụ nên được kiểm tra kỹ càng trước khi đưa đến tay khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí (giả sử trong trường hợp sản phẩm dịch vụ thất bại) và quan trọng nhất là không đưa một sản phẩm tệ ra thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của doanh nghiệp.

Có một sự thật rằng: 100% sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không thể kết nối ngay lập tức với khách hàng tiềm năng. Do đó, với nghiên cứu.thị trường, doanh nghiệp sẽ tìm ra cách để tiếp cận hiệu quả nhất trước khi tiến hành quảng bá và tiếp thị. Bên cạnh đó là khả năng nắm bắt những xu hướng nổi bật để tìm thấy thông điệp gây được tiếng vang với khách hàng.

Nghiên cứu thị trường để nắm bắt những xu hướng nổi bật nhằm tìm thấy thông điệp gây được tiếng vang với khách hàng.
Nghiên cứu thị trường để nắm bắt những xu hướng nổi bật nhằm tìm thấy thông điệp gây được tiếng vang với khách hàng.

“You won’t go out of business”

“Không phải người mạnh nhất hay người thông minh nhất sẽ tồn tại mà là những người có thể quản lý sự thay đổi tốt nhất.” – Charles Darwin

Không biết rằng liệu Darwin có thực hiện một số nghiên cứu.thị trường trong thời gian rảnh không? Nhưng những câu nói của ông có ý nghĩa vô cùng quan trọng và mang tầm ảnh hưởng cho tới ngày hôm nay. Trên thực tế, những thương hiệu khổng lồ như Blockbuster hiện đã phá sản. Nokia thì vẫn đang vật lộn để trở lại thế giới di động – thương hiệu đã từng làm mưa làm gió và gần như bị người tiêu dùng ngày nay lãng quên. Trong khi đó, Netflix và Apple đã thực hiện nghiên cứu.thị trường từ rất lâu, trước bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác. Nhờ đó, họ đã tận dụng thành công mọi lỗ hổng trong phân khúc phim ảnh và điện thoại di động.

Vì vậy, để duy trì hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ nên dự đoán sự thay đổi mà còn cần phải có khả năng dự đoán sự thay đổi. Đó là mức độ tốt của nghiên cứu thị trường!

Tăng trưởng kinh doanh

Nghiên cứu thị trường giúp DN hiểu được nhu cầu của khách hàng, phát hiện thêm các cơ hội kinh doanh mới, lập kế hoạch chiến dịch tiếp thị hoàn hảo, giảm thiểu tổn thất và theo dõi đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu thị trường cho phép các tổ chức phân loại mục tiêu của họ trong khi vẫn theo xu hướng hiện tại và tận dụng lợi thế bằng cách tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Xác định các vấn đề trước khi chúng xảy ra  rất quan trọng nếu DN thực sự muốn phát triển. Nghiên cứu thị trường hiệu quả sẽ không chỉ giúp DN dự đoán một số cạm bẫy có thể xảy ra mà còn giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Giải pháp của DN có thể trông phù hợp với thị trường, nhưng nếu không đúng như vậy, DN chắc chắn đang gặp rắc rối lớn. Tóm lại, bản thân của nghiên cứu thị trường được thiết kế để giảm rủi ro và làm cho chiến lược tiếp thị có hiệu quả về chi phí cho doanh nghiệp của bạn.

Tóm lại, nghiên cứu thị trường cung cấp cho DN những thông tin quan trọng để xác định và phân tích nhu cầu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. 

Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Đọc thêm: 5 xu hướng nghiên cứu thị trường nổi bật năm 2020

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo