Chia sẻ tri thức Công nghệ Điện toán đám mây Lưu trữ đám mây

6 lưu ý quan trọng nhất đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp

6 lưu ý quan trọng nhất đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Rate this post

Sau đại dịch Covid, làn sóng chuyển đổi số lại nổi lên không còn chỉ mà mang tính lý thuyết mà đã có những bước đi thực tế. Như một bản lề, đại dịch Covid 19 giúp các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ trong cách thức vận hành, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Covid qua đi cũng là lúc các nhà quản lý cần nhìn thẳng, nhìn thật vào những hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại và cách áp dụng chuyển đổi số để dẫn đầu để tạo lợi thế trong một một thế giới công nghệ đang thay đổi chóng mặt. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có phương hướng và xác định lộ trình chuyển đổi số phù hợp.

Xu hướng chuyển đổi số nổi lên mạnh mẽ sau Covid 19

Trong chiến lược phục hồi, Chuyển đổi số là một phần tất yếu khi nó sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt của doanh nghiệp từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. 

  • Chuyển đối số giúp các doanh nghiệp xóa khoảng cách, ranh giới vật lý trong việc tương tác với khách hàng bằng cách tạo ra các thức tiếp cận mới, toàn diện, tiện lợi hơn. 
  • Ứng dụng Chuyển đổi số mang đến một phương thức ra quyết định nhanh, chóng chính xác, giảm thiểu rủi ro được củng cố bằng những bằng chứng dữ liệu có hệ thống, vững chắc. 
  • Doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu suất và chất lượng kết quả, tối ưu hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong khi cắt bỏ nhiều khâu trung gian và chi phí vận hành. 
  • Là một điều tất yếu, chuyển đổi số thay đổi các thức, môi trường làm việc và dẫn đến thay đổi cách thức, tư duy quản lý công việc, đội nhóm.

Doanh nghiệp gặp khó khi đánh giá mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số 

Tại Việt Nam, việc áp dụng chuyển đổi số đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, ở nhiều mức độ khác nhau. Một trong số đó phải kể đến ngành ngân hàng với sự xuất hiện của các ngân hàng số. Nền tảng mới kết hợp với công nghệ đã cho phép khách hàng tham gia chủ động và các quy trình giao dịch của ngân hàng và trong nhiều trường hợp làm thay đổi hay tinh giảm vai trò của nhân viên ngân hàng. Khách hàng của hầu hết các ngân hàng đều có thể thực hiện các nghiệp vụ, kiểm tra số dư, thanh toán, chuyển khoản, vay tín dụng mà không cần đến chi nhánh và phòng giao dịch. 

Doanh nghiệp gặp khó khi đánh giá mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số

Hay sự xuất hiện các Grab và sau này là Gojek, Be cũng đã đe dọa đến sự sống còn của những hãng taxi truyền thống, buộc các hàng này phải áp dụng các bước nhảy công nghệ và mô hình hoạt động. Cùng với đà chuyển đổi số, ngành bán lẻ cũng chứng kiến sự nhập cuộc của nhiều ông lớn như VinGroup, xây dựng nền tảng quản lý khách hàng thống nhất như VinID tích hợp nhiều tiện ích của hệ sinh thái Vin. Hay cả nhóm ngành sản xuất cũng xuất hiện những chuyển biến trong việc áp dụng các phần mềm quản lý sản xuất giám sát chất lượng, hiệu suất của cả công nhân và máy móc.

Doanh nghiệp còn bối rối trong Chuyển đổi số

Mặc dù nhận thức về chuyển đổi số đã được “đả thông”, nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp SME (vừa và nhỏ) lại rơi vào sự bối rối. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể xác định bối cảnh và năng lực chuyển đổi của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp vẫn chưa thể xác định mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Từ đó chưa dám mạnh dạn xây dựng lộ trình và đầu tư vào sự thay đổi.

Các trụ cột chuyển đổi số cần xác định trước khi bắt đầu chiến lược

Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ những khía cạnh chuyển đổi số sẽ tác động và có kế hoạch xây dựng lộ trình. Nói cách khác, để xác định mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xác định khả năng của các tiêu chí về khía cạnh có liên quan. Theo đó, bộ Đầu tư và Phát triển kết hợp với bộ  Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Bộ chỉ số bao gồm 6 trụ cột bao trùm 6 khía cạnh quản lý doanh nghiệp cần đánh giá cho chuyển đổi số.   

  •  Định hướng chiến lược

Đánh giá mức nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của chuyển đổi số đến hoạt động của doanh nghiệp. Tâm lý sẵn sàng tích hợp chuyển đổi số vào chiến lược chung của doanh nghiệp.

  • Trải nghiệm khách hàng

Mức độ áp dụng công nghệ số vào tiếp thị, kênh phân phối, bán hàng để nâng cao trải nghiệm khách hàng; Mức độ áp dụng phân tích dữ liệu để đo lường và dự báo hiệu quả hoạt động kinh doanh, xu hướng thị trường 

  • Chuỗi cung ứng

Khả năng áp dụng công nghệ số để kết nối với thông tin, nhu cầu của khách hàng và với các nhà cung cấp, đối tác; Mức độ áp dụng công nghệ và phân tích dữ liệu vào các quy trình và hoạt động kinh doanh cốt lõi

  • Hệ thống CNTT và quản trị dữ liệu

Đánh giá năng lực nắm bắt thông tin và áp dụng công nghệ và khả năng tích hợp của hệ thống CNTT; Khả năng đầu tư vào công nghệ mới; Các quy trình, chính sách liên quan đến quản trị dữ liệu.

  • Quản lý rủi ro và an ninh mạng

Nhận thức về các rủi ro khi thực hiện chuyển đổi số; Mức độ áp dụng phân tích dữ liệu và các công cụ khác để đánh giá các rủi ro trong doanh nghiệp; an ninh mạng. 

  • Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự

Mức độ áp dụng công nghệ số vào các nghiệp vụ quản lý, tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý, nhân sự; Khả năng hỗ trợ của bộ phận tài chính, kế toán, pháp lý trong thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

  • Con người và tổ chức

Mức độ linh hoạt của doanh nghiệp phản hồi lại với các thay đổi trong môi trường kinh doanh; Năng lực của các nhân sự trong doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số; Mức độ áp dụng công nghệ để kết nối giữa các phòng  ban trong doanh nghiệp.

Dựa trên 6 trụ cột chuyển đổi số đã được bộ Đầu tư và Phát triển xây dựng ra Bộ chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp hay Bộ chỉ số (Digital Business Indicators/ DBI) bao gồm 25 chỉ số và 139 tiêu chỉ. Các doanh nghiệp có thể trung cập đường link: digital.business.gov.vn để tham gia khảo sát mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình. 

Đọc thêm: Chuyển đổi số thời 4.0, doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

6 cấp độ sẵn sàng chuyển đổi số của một doanh nghiệp

Sau khi tham gia khảo sát mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, doanh nghiệp dựa theo xếp hạng để xác định khả năng của doanh nghiệp.

6 cấp độ sẵn sàng chuyển đổi số của một doanh nghiệp   

  • Mức 0 – Chưa chuyển đổi số

Doanh nghiệp phần lớn vẫn quản lý theo phương thức truyền thống, gần như không có các ứng dụng công nghệ.

  • Mức 1 – Khởi động

Doanh nghiệp đã có những ứng dụng công nghệ ở mức cơ bản ở một vài trụ cột để vận hành doanh nghiệp 

  • Mức 2 – Bắt đầu

Chuyển đổi số đã được các doanh nghiệp nhìn nhận đúng giá trị và bắt đầu chủ động tìm hiểu, áp dụng, thử nghiệm các practices của CĐS. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã bắt đầu hưởng những “trái ngọt” từ quá trình chuyển đổi số, càng củng cố niềm tin vào CĐS. 

  • Mức 3 – Hình thành

Về cơ bản các trụ cột đều chứng kiến sự chuyển mình với sự tham gia của big data, IoT và sự tích hợp dữ liệu trong doanh nghiệp. Mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số;

  • Mức 4 – Nâng cao

Quy trình, dữ liệu, con người đã được tối ưu để tạo ra nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả công việc và cắt giảm chi phí. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.

  • Mức 5 – Dẫn dắt

Phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh. 

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo