Chia sẻ tri thức

Cách tính lương theo KPI để hiểu, dễ áp dụng

Tính lương theo KPI
5/5 - (1 vote)

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Mỗi vị trí công việc sẽ có các chỉ số KPI khác nhau, nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Qua việc áp dụng KPI, doanh nghiệp sẽ đưa ra chế độ lương thưởng phù hợp với kết quả hoàn thành công việc của từng cá nhân. Bài viết trình bày cách tính lương theo KPI đơn giản.

KPI là gì?

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Mỗi vị trí công việc sẽ có các chỉ số KPI khác nhau, nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Qua việc áp dụng KPI, doanh nghiệp sẽ đưa ra chế độ lương thưởng phù hợp với kết quả hoàn thành công việc của từng cá nhân. Bài viết trình bày cách tính lương theo KPI đơn giản.

Sử dụng kết quả đánh giá KPI để tính lương và thưởng

Cách tính lương hiệu quả theo KPI

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống lương 3P để phản ánh hiệu quả công việc của người lao động. Lương 3P gồm 3 yếu tố chính:

  • P1 (Position): Vị trí công việc. Để xác định lương P1 cho các vị trí, doanh nghiệp cần đánh giá giá trị công việc và đối chiếu với mức lương thị trường.
  • P2 (Person): Năng lực cá nhân. Để trả lương cho yếu tố P2, doanh nghiệp cần đánh giá năng lực và Khung năng lực là phương pháp thường được sử dụng.
  • P3 (Performance): Kết quả công việc (dựa trên KPI). Lương P3 có thể được trả thành 1 khoản lương biến đổi, thay đổi theo hệ số hoàn thành KPI của mỗi cá nhân. Nội dung dưới dây của bài viết tập trung vào giải thích cách tính lương theo KPI và cách tính kết quả hoàn thành KPI (hệ số hoàn thành KPI) của một nhân sự.

Phương pháp trả lương này không chỉ công bằng mà còn giúp:

  • Tạo sự cạnh tranh của hệ thống lương công ty với thị trường lao động.
  • Thu hút và giữ chân nhân viên giỏi, có hiệu suất cao, phản ánh qua kết quả đánh giá năng lực và KPI
  • Khuyến khích nâng cao hiệu suất làm việc, khi lương phản ánh trực tiếp đóng góp của nhân viên vào mục tiêu chung.

Cách tính thưởng theo KPI

Đối với những doanh nghiệp không muốn thay đổi hệ thống lương hiện tại nhưng vẫn muốn áp dụng KPI, họ thường tính thưởng dựa trên kết quả đánh giá KPI. Phần thưởng này có thể được chi trả hàng tháng, quý hoặc năm, giúp phản ánh chất lượng công việc. Tuy nhiên, cách này không tạo động lực thường xuyên vì thưởng thường chỉ được xét vào cuối kỳ.

Cách tính lương theo hệ số KPI

Để tính lương theo hệ số KPI, hệ thống lương 3P thường dựa trên ba yếu tố chính:

  • Vị trí (P1): Xác định khung lương theo giá trị công việc và thị trường.
  • Năng lực cá nhân (P2): Xếp bậc lương theo năng lực.
  • Kết quả công việc (P3): Tính lương biến đổi dựa trên mức độ hoàn thành KPI.

Vị trí và năng lực cá nhân là yếu tố chính để xác định khung và bậc lương của nhân sự tại một vị trí cụ thể. Dựa trên khung lương này, doanh nghiệp có thể đối chiếu với hệ thống hệ số lương để xác định mức lương lý thuyết cho từng nhân sự.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định tỷ trọng giữa lương cố định và lương biến đổi trong tổng thu nhập của người lao động. Tỷ trọng này có thể thay đổi tùy theo nhóm công việc và tính chất công việc. Chẳng hạn, với các vị trí trực tiếp, tỷ lệ lương biến đổi thường cao hơn do khả năng theo dõi kết quả công việc thuận tiện hơn và có mối liên hệ chặt chẽ giữa hiệu suất cá nhân và kết quả doanh nghiệp. Ngược lại, với các vị trí gián tiếp, tỷ trọng lương biến đổi có thể thấp hơn. Ví dụ, nhóm gián tiếp có thể áp dụng tỷ lệ 60-40 giữa lương cố định và lương biến đổi, trong khi nhóm trực tiếp có thể dùng tỷ lệ 40-60 hoặc 30-70.

Ví dụ, lương của một nhân viên bán hàng có thể được tính như sau:

  • Lương cố định: Phần lương không thay đổi, dựa trên vị trí và năng lực. Trong ví dụ này, lương cố định bằng 10 triệu.
  • Lương biến đổi: Được tính dựa trên kết quả đánh giá KPI của nhân viên đó. Ví dụ, nếu nhân viên hoàn thành 80% KPI, họ sẽ nhận được 80% lương biến đổi lý thuyết. Trong ví dụ này, lương biến đổi lý thuyết bằng 20 triệu.

Bảng minh họa tính lương theo KPI

Kết quả KPI
(1)
Lương cố định
(2)
Lương biến đổi lý thuyết
(3)
Lương biến đổi (theo KPI)
(4)=(1)*(3)
Tổng lương
(5)=(2)+(4)
50%       10.000.000       20.000.000         10.000.000         20.000.000
70%       10.000.000       20.000.000         14.000.000         24.000.000
80%       10.000.000       20.000.000         16.000.000         26.000.000
90%       10.000.000       20.000.000         18.000.000         28.000.000
100%       10.000.000       20.000.000         20.000.000         30.000.000
110%       10.000.000       20.000.000         22.000.000         32.000.000
120%       10.000.000       20.000.000         24.000.000         34.000.000

Doanh nghiệp cần xây dựng hệ số lương biến đổi phù hợp để phản ánh đúng hiệu suất làm việc của nhân viên.

Cách tính toán kết quả KPI của 1 cá nhân

Giả sử, một nhân viên có 5 chỉ số KPI, mức độ hoàn thành và trọng số của các chỉ số như sau:

Chỉ số KPI
(1)
Trọng số
(2)
Mức độ hoàn thành
(3)
Mức độ hoàn thành KPI chung
(4) = (2)x(3)
A30%85%25,5%
B30%80%24,0%
C25%90%22,5%
D10%85%8,5%
E15%110%16,5%
Tổng mức độ hoàn thành

97,0%

 Tổng kết

Tính lương theo hệ số KPI là phương pháp phổ biến giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao độngtạo động lực cho nhân viên. Mỗi doanh nghiệp cần xác định tính chất công việc để áp dụng phương pháp tính lương hiệu quả nhất. Đặc biệt, việc sử dụng các phần mềm như digiiTeamW của OOC sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và đánh giá KPI dễ dàng, hiệu quả hơn.

 

Author

OOC digiiMS

Phone
Zalo
Phone
Zalo