“Netflix” – Sẽ không bao giờ thành công đâu” là tên tựa đề một cuốn tự truyện của Marc Randolph. Cuốn tự truyện được viết dựa trên hồi ức của Marc Randolph – nhà đồng sáng lập và CEO đầu tiên của Netflix đã đem đến cho người đọc những câu chuyện kinh doanh sâu sắc nhất, minh chứng cho việc bất cứ ai có khả năng, đủ bản lĩnh và quyết tâm đều có thể thay đổi thế giới với chỉ một ý tưởng. “Sẽ không thành công đâu” nhưng thực sự Netflix đã rất thành công trên thị trường công nghệ số hiện nay. Vậy, Netflix có thể làm nên chuyện tại Việt Nam?
Hành trình của Netflix
Sự khởi đầu của Netflix
Netflix là một startup – công ty khởi nghiệp do Marc Randolph 40 tuổi, người đã có 3 đứa con đã nghĩ ra ý tưởng về Netflix và Reed Hastings 38 tuổi, người bỏ 1,9 triệu đô la đầu tư đã cùng nhau sáng lập Netflix vào năm 1998. Cả hai đều đã làm việc và điều hành những công ty khác trước khi bắt đầu khởi nghiệp với Netflix.
Netflix được thành lập sau 95 ý tưởng và chỉ ra mắt sau gần 16 tháng hoàn thiện ý tưởng, gọi vốn, chuẩn bị, xây dựng nhóm…
Amazon đã từng đưa ra lời đề nghị thâu tóm Netflix với giá dưới 16 triệu đôla. Nhưng Marc và Reed không hài lòng. Họ cảm thấy Netflix còn có khả năng phát triển hơn nữa nên đã từ chối.
Vào năm 2000, thời điểm bong bóng Dotcom tàn phá thị trường chứng khoán Mỹ, Netflix cũng đối diện với khó khăn về tài chính và một lần nữa Marc và Reed xem xét việc bán 1 hay toàn bộ Netflix cho Blockbuster – hãng cho thuê băng đĩa lớn nhất thế giới có giá trị thì trường hơn 6 tỷ đô.
Khó khắn đến với Netflix
Reed đưa ra con số 50 triệu nhưng chỉ đổi lại nụ cười mỉa mai từ phía Blockbuster và lời nói “Các anh sắp toi rồi”. Cuộc đàm phán chấm dứt. Để tồn tại, Netflix đã cắt giảm gần 1 nửa nhân sự và sa thải cả một số nhân viên bắt đầu từ những ngày đầu tiên.
Sau đó Microsoft cũng từ chối hợp tác với Netflix trong lĩnh vực nội dung và công nghệ với lý do “chúng tôi cần các anh để làm gì?”.
Sau này Microsoft đã bỏ lỡ cơ hội để đưa thiết bị giải trí Xbox kết hợp với Netflix đến với các hộ gia đình nhiều hơn. Còn hiện tại, Blockbuster từ 9 nghìn cửa hàng, 60 nghìn nhân viên, giờ chỉ duy nhất 1 cửa hàng còn hoạt động và giá trị thị trường bằng 0.
Từ mộ ý tưởng “điên rồ”, hiện nay, Netflix đã trở thành nền tảng phát trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Nội dung chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình được sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…Tại Việt Nam, nhiều phim chiếu rạp đã được đưa lên nền tảng này như Em Chưa 18, Trạng Quỳnh, Hai Phượng,…
Netflix có thể làm nên chuyện tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu chính thức về lượng người sử dụng Netflix nhưng không thể thừa nhận, Netflix ngày càng thu hút tầng lớp người tiêu dùng trẻ. Vì sao lại như vậy?
Chất lượng và trải nghiệm sản phẩm khác biệt
Là một trong những công ty có thư viện nội dung lớn nhất toàn cầu. Netflix có nội dung phong phú,đa dạng từ mọi thể loại (kinh điển, phim tài liệu, sitcom, phim hoạt hình,…) cho đến quốc gia sản xuất. Do đó, người dùng có thể tha hồ truy cập vào các thể loại yêu thích như phim
Bên cạnh đó, Netflix được đánh giá cao về giao diện gọn gàng, đẹp mắt, dễ sử dụng, tốc độ nhanh, mượt mà, tính năng tìm kiếm hiệu quả. Đi kèm đó là chất lượng hình ảnh đẹp, không bị giật như nhiều dịch vụ xem video trực tuyến khác.
Tuy nhiên, sự khác biệt nhất giữa Netflix với những nền tảng phát hành phim còn lại chính là ở mặt trải nghiệm, được xây dựng dựa trên hệ thống thuật toán và dữ liệu khổng lồ của người dùng. Dựa trên lịch sử những lần xem phim trước đó, Netflix sẽ biết người dùng thích xem thế loại gì, nội dung gì để gợi ý đúng theo “khẩu vị” của họ.
Với mỗi bộ phim, Netflix cũng cẩn thận gắn một số tag quan trọng phía ngoài như “tăm tối”, “thân mật”, “đen tối”, “xúc động”, “lãng mạn”,…để người dùng nhanh chóng xác định được nội dung phù hợp. Và hành trình trên Netflix, vì đã trả phí, nên người dùng hoàn toàn được trải nghiệm nội dung xuyên suốt, không bị gián đoạn bởi quảng cáo. Thậm chí, những tính năng rất nhỏ như tự động ghi nhớ mốc thời gian đang xem dở, bỏ qua phụ đề, tự động phát tập phim tiếp theo,…đã được thêm vào để giữ chân người dùng ở lại lâu hơn trong thế giới của Netflix.
Giá thành hợp lý
Để xem nội dung số trên Netflix, người dùng phải trả thuê bao theo tháng. Tại Việt Nam, Netflix cung cấp 3 gói cước chính gồm: Gói cơ bản, tiêu chuẩn và cao cấp.
Thoạt nhìn qua, mức giá này không hề thấp. Tuy nhiên hãy chú ý đến gói cao cấp cuối cùng: 260.000 đồng/tháng để có chất lượng hình ảnh 4K và có thể sử dụng cùng lúc 4 thiết bị. Nghĩa là nếu mua chung 1 gói và chia ra để 4 người cùng sử dụng, mỗi tháng, mỗi người sẽ chỉ mất 65.000 đồng để truy cập kho phim không giới hạn của Netflix. Mức giá này thậm chí còn rẻ hơn một số dịch vụ truyền hình trả tiền của Việt Nam hiện nay và tính ra, chỉ bằng khoảng một nửa giá vé xem phim CGV vào dịp cuối tuần.
Thay đổi thói quen người dùng
Cách Netflix chiếm thị trường Việt Nam cũng sẽ tương tự như cách Uber, hay Grab đã làm trước đây: Thay đổi thói quen của người sử dụng, thậm chí tạo thêm nhiều lớp khách hàng mới. Khi người dùng đã quen với thế giới tiện nghi của Netflix, họ sẽ khó quay về với những dịch vụ tương tự bởi lúc thì bị chèn quảng cáo, lúc thì bị đứng hình,…Hoặc đơn giản, họ đã quen với “menu” đầy rẫy món ăn hấp dẫn, trình bày khoa học, được gợi ý liên tục từ Netflix nên sẽ khó chuyển sang nền tảng khác..
Tất nhiên, Netflix cũng có những điểm chưa thật sự phù hợp với thị trường Việt Nam, như việc không lồng tiếng Việt mà chỉ chạy phụ đề sẽ gây khó khăn cho tầng lớp khách hàng lớn tuổi. Ngoài ra, để thanh toán dịch vụ, khách hàng sẽ phải trả bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ visa trong khi đây chưa phải phương thức thanh toán phổ biến tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu khắc phục được những nhược điểm trên, đi kèm với chiến dịch truyền thông hợp lý, Netflix hoàn toàn có thể thành công tại Việt Nam. Vấn đề chỉ là thời gian.
Nguồn: OOC tổng hợp
Đọc thêm: Những lý do để Tiki có sự phát triển “thần kỳ” tại Việt Nam