Chia sẻ tri thức

Cần nhiều hơn những thành phố không ngủ để phát triển kinh tế đêm?

Rate this post

Hiện tại, dù đại dịch Covid-19 đã phần nào được kiềm chế song kinh tế nước ta vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Trên phương diện đó, chính phủ đang dự kiến phát triển kinh tế đêm bằng những “thành phố không ngủ” để kích cầu du lịch. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kinh tế đêm và phương hướng phát triển tại Việt Nam qua bài viết sau.

Kinh tế đêm – Gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch

Nếu bạn đã từng ghé thăm New York, bạn hẳn đã bất ngờ khi có thể chọn cho mình một cuộc phiêu lưu khi thành phố lên đèn, như tới các câu lạc bộ đêm, quán bar dưới lòng đất hay thậm chí là cưỡi ngựa ban đêm trong công viên Trung Tâm (Central Park). Hệ thống tàu điện ngầm chạy 24/24, giúp bạn dễ dàng mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa, thậm chí là đến một thẩm mỹ viện hoặc spa lúc nửa đêm. Đây là nơi tập trung nền kinh tế, văn hóa lớn và thú vị nhất nước Mỹ. Thành phố này còn là nơi tạo ra mọi xu hướng để các nơi khác học tập theo. Do đó, New York được coi là “thành phố không ngủ” đầu tiên trên thế giới.

Hay Singapore, quốc đảo “không có nhiều ưu đãi từ thiên nhiên” nhưng có định hướng phát triển kinh tế đêm đúng đắn với các khu vui chơi nổi tiếng như Marina Bay Sands, Clarke Quay, China Town, cùng các điểm du lịch nhân tạo như Garden by the Bay, Night Safari, đã đưa Sing trở thành 1 trong những đất nước có nền du lịch phát triển bậc nhất. Có thể nói kinh tế đêm giúp cho nhiều thành phố trên thế giới trở thành nơi “hái ra tiền” từ khách du lịch.

Kinh tế đêm - Gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch
Kinh tế đêm – Gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch

Theo khảo sát của nhiều chuyên gia, nền kinh tế ban đêm đóng góp 66 tỷ bảng cho nước Anh mỗi năm, tạo ra hơn 1,25 triệu việc làm. Trong đó, riêng thành phố London chiếm khoảng 40% về quy mô, tương đương 26,4 tỷ bảng và tạo ra việc làm trực tiếp cho 723.000 lao động. Tại Australia, quy mô kinh tế ban đêm của thành phố cảng Sydney trong năm 2017 là 4 tỷ USD. Tại Mỹ, chi tiết khẳng định mạnh mẽ nhất danh hiệu “Thành phố không bao giờ ngủ” của New York. Nếu quán bar và nhà hàng đứng đầu trong cơ cấu của kinh tế ban đêm, đó là chuyện thường tình của mọi nền kinh tế, nhưng khi nghệ thuật trong đêm thu về hơn 3 tỷ USD, thì được coi là một đẳng cấp.

Những “thành phố không ngủ” tại Việt Nam?

Ở Việt Nam, theo khảo sát của các chuyên gia nước ngoài, doanh thu sản phẩm dịch vụ du lịch ban ngày chỉ chiếm 30%, trong khi 70% còn lại nằm ở khung giờ đêm. Khi mặt trời lặn ở các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, cũng là lúc các phố đi bộ rực sáng ánh đèn, tiếng nhạc, sau khi ngồi nhấm nháp chai bia, ly trà hay cà phê, du khách có thể đi bộ đến các khu chợ đêm mua sắm và khám phá ẩm thực về đêm; rồi đến các phố đi bộ, khách du lịch có thể hòa mình vào văn hóa bản địa, xem một chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài trời hoặc trong các nhà hát, tận hưởng hương vị đêm trên những con phố. Những hoạt động này được xem là ví dụ điển hình thể hiện rõ nhất mô hình hoạt động của kinh tế ban đêm – nơi những hoạt động kinh doanh chỉ thực sự bùng nổ sau khi mặt trời lặn. 

Qua trao đổi với một số du khách nước ngoài đến Việt Nam, họ thường xem thời gian ban đêm tại các thành phố lớn là khoảng thời gian thú vị nhất khi ít xe cộ ồn ào, có thể ngắm cuộc sống về đêm tĩnh lặng. Mặt khác, rất nhiều khách du lịch đến nước ta không quen múi giờ, do có lúc lệch đến 12 giờ mà bắt họ phải đi ngủ sớm thì thật là lãng phí.

Ngay đối với người dân Việt Nam, ban ngày họ đi làm việc. Do vậy, buổi tối là thời gian mọi người có nhu cầu tiêu dùng rất cao, đặc biệt  là người dân sinh sống trong các đô thị. Cho nên, thúc đẩy các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và sử dụng các dịch vụ khác vào ban đêm rõ ràng sẽ kích thích được nhu cầu tiêu dùng. 

Cần nhiều hơn những thành phố không ngủ để phát triển kinh tế đêm?

Nhân rộng mô hình để phát triển kinh tế – Lợi và hại

Thực tế cho thấy chúng ta chỉ đang tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ trong khoảng từ 7 – 17h, mặc dù chúng chỉ tạo ra khoảng 30% doanh thu lợi nhuận. Sẽ thế nào nếu 70% còn lại đó được đầu tư để phát triển hơn nữa? Đây thật sự có thể trở thành một bệ phóng cho nền kinh tế đang trì trệ hiện nay, cũng là hướng đi của nhiều thành phố du lịch tại Đông Nam Á và trên thế giới. Việc kích thích tiêu dùng ban đêm sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư vào cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm. Từ đó tăng nguồn lực cho du lịch, các công ty du lịch sẽ có nhiều phương án kéo dài thời gian lưu trú cho du khách, các tour dài ngày hơn. Nếu du khách lưu trú dài ngày hơn sẽ chi tiêu nhiều hơn. Và điều quan trọng là ngành Du lịch của Việt Nam kéo du khách nước ngoài quay lại.

Tuy nhiên, ta cũng cần đề cập tới vấn đề quan trọng khiến kinh tế đêm bị hạn chế tại Việt Nam: thiếu an toàn. Những khu phố “Tây” tại các thành phố du lịch là những nơi “không ngủ hóa” đầu tiên, nhanh chóng trở thành những tuyến phố ăn nhậu về đêm. Với lượng khách chủ yếu là người trẻ và người nước ngoài, nạn ăn cắp, chặt chém khách du lịch dần nên bức bối. Ngoài ra, vấn đề an ninh trật tự vào ban đêm cũng không còn được thắt chặt như ban ngày khiến nhiều người e ngại. Nhìn rộng hơn, khi phát triển kinh tế đêm, Việt Nam cũng sẽ đối mặt với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, tội phạm, và rối loạn an ninh trật tự xã hội cao hơn. Ngoài ra, các hoạt động giải trí ban đêm thường đi cùng với giao dịch tiền mặt, tiềm ẩn rủi ro kết nối thế giới ngầm và các giao dịch “bán hợp pháp” hoặc “bất hợp pháp”, bạo lực đêm khuya, tai nạn và lạm dụng rượu, ma túy.

Để kinh tế đêm phát triển tốt thì một số quy chế cũng cần thay đổi. Hiện nay, ngay tại các thành phố lớn, các đơn vị hành chính đều áp dụng quy định sau 24 giờ đêm, các hoạt động vui chơi giải trí phải dừng lại. Cơ quan quản lý nhà nước cũng có tâm lý lo ngại vấn đề an ninh trật tự đối với hoạt động sau 24 giờ. Tại sao các doanh nghiệp, hộ gia đình có thể kinh doanh xuyên đêm phục vụ du khách mà cơ quan quản lý không làm được? Vấn đề này cần xem xét lại nếu muốn phát triển ngành kinh tế ban đêm. Hiện nay, các hoạt động về đêm phục vụ du khách đều thiếu. Việc tăng cường du lịch vào ban đêm sẽ khuyến khích du khách ở lại Việt Nam lâu hơn, từ đó sẽ thúc đẩy tiêu dùng vào ban đêm.

Trong bối cảnh kinh tế bị đình trệ vì dịch Covid, “thành phố không ngủ” có thể là một bước đẩy để giúp nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng tăng trưởng. Tuy nhiên, sức ép về nguồn lao động làm việc buổi đêm sẽ là một vấn đề nan giải, đặc biệt là vấn đề quản lý nhân sự. Phần mềm quản lý doanh nghiệp OOC digiiMS sẽ là một lựa chọn hợp lý giúp doanh nghiệp thống nhất dữ liệu và nâng cao khả năng quản lý, giảm sức ép con người, đặc biệt là khi phát triển kinh tế đêm.

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Đọc thêm: Áp lực lợi nhuận: Lối đi nào cho Tiki?

Môi trường kinh doanh quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến công ty đa quốc gia?

 

 

 

 

 

 

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo