Tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường ắt hẳn là mong ước của hầu hết sinh viên. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy không phải ai tốt nghiệp cũng có thể tìm được một công việc như ý muốn. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội thì có gần 70% sinh viên ra trường làm việc trái ngành.
Vậy, nguyên nhân liệu là do đâu? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ được những nguyên nhân vì sao sinh viên ra trường lựa chọn làm việc trái ngành lại nhiều đến vậy?
1. Định hướng tương lai không rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi trên tay cầm tấm bằng tốt nghiệp
Không phủ nhận rằng khi còn là học sinh lớp 12 chọn ngành học, trường học nhiều bạn học sinh không xác định được sở thích, sở trường của bản thân để chọn chuyên ngành phù hợp.
Nhiều bạn chọn ngành học, trường học theo nguyện vọng của bố mẹ. Thậm chí còn là theo tiếng gọi tình yêu hay đơn giản ngành học đó bạn bè cùng lớp chọn nhiều nên tiện tay tăng ký học theo.
2. Học xuyên suốt cho đến khi tốt nghiệp ra trường để theo xu hướng mang tên “ngành hot”
Có rất nhiều bạn khi đăng ký nguyện vọng đều chạy theo xu hướng ngành nào ra trường dễ kiếm việc, ngành nào đang khan hiếm nhân lực. Từ đó lựa chọn ngành học.
Tuy nhiên bậc đào tạo đại học kéo dài 4 năm và xuyên suốt 4 năm đó rất nhiều sự đổi thay từ kinh tế, xã hội cho đến nhu cầu tuyển dụng vì vậy tình trạng nguồn cung (sinh viên) nhiều hơn nguồn cầu (nhà tuyển dụng) nên tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành diễn ra rất nhiều mà không kiểm soát được.
3. Tay cầm bằng tốt nghiệp đi tìm việc nhưng kỹ năng chuyên môn thực tế thì thiếu
Xã hội phát triển, kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu cũng như kĩ năng con người theo đó phải nâng cao hơn. Tuy nhiên rất có nhiều đánh giá cho rằng: Sinh viên mới tốt nghiệp phần nhiều là về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực tế trầm trọng.
Có rất nhiều sinh viên cũng thử sức làm đúng chuyên ngành nhưng vẫn không tránh khỏi việc công ty cho dừng hợp tác chỉ vì bản thân không đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của quý công ty.
Đây là một trong những nguyên nhân thất nghiệp, làm trái ngành bất đắc dĩ vì kỹ năng và trình độ chuyên môn của sinh viên không đủ tiêu chuẩn.
4. Nhiều vị trí công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, không yêu cầu bằng cấp
Hiện nay có nhiều vị trí công việc như sale, chăm sóc khách hàng, nhân viên tài chính, nhân viên bảo hiểm… đều không yêu cầu, đòi hỏi bằng cấp quá nhiều nên việc các bạn cử nhân lựa chọn rẽ hướng làm trái ngành cũng là chuyện dễ hiểu. Không những thế mức lương đều tương đối cao vì lợi nhuận hoa hồng nên đối với sinh viên mới ra trường đây là sự lựa chọn hoàn hảo, vừa có thể chi trả cuộc sống vừa để dành được tiền để bám trụ thành phố lớn.
5. Nguyên nhân từ cá nhân không đam mê, không thích thú
Rất nhiều bạn trẻ đã phát hiện ra ngành học này không dành cho mình nhưng vì bố mẹ vì gia đình nên quyết định học xong lấy tấm bằng rồi rẽ hướng kinh doanh hoặc học thêm một phần học nào đó để định hướng tương lai.
6. Một số lưu ý khi đi làm trái ngành
Hãy luôn nhớ rằng mục đích của quá trình làm trái ngành chỉ là giải pháp tình thế để có thể trang trải cho cuộc sống và tích lũy thêm kinh nghiệm. Ngoài ra sinh viên phải luôn trau dồi những gì mình đã được học, phải luôn cập nhật thông tin tuyển dụng. Từ đó nắm bắt mọi cơ hội để tìm được công việc mà mình yêu thích, đừng để công việc phụ ru ngủ bạn, nếu không sẽ rất khó để chúng ta bắt đầu lại từ đầu.
Hãy luôn nhớ rằng đường thẳng không phải lúc nào cũng nhanh nhất, vì vậy nếu bạn vẫn chưa có việc làm, thì ngay từ lúc này bạn hãy bắt tay vào làm một công việc bất kỳ miễn là lương thiện. Hãy luôn nuôi dưỡng ước mơ và hoài bảo của mình, cộng với hành trang kinh nghiệm từ “trường đời” thì việc tìm được một công việc yêu thích, đúng với chuyên môn là điều hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay bạn.
Tóm lại: sinh viên ra trường làm trái ngành có vô số nguyên nhân chủ quan khách quan. Quan trọng là thị trường vẫn luôn rộng mở và dù làm trái ngành nhưng đầy đủ kinh nghiệm hay có tư duy tốt thì những bạn sinh viên ấy vẫn có thể thành công trên bước đường lựa chọn.
Đọc thêm:https://ooc.vn/8-tips-de-co-duoc-mot-profile-linkedin-chuyen-nghiep/