Thị trường phần mềm ERP toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị 41,69 tỷ USD vào năm 2020, chứng tỏ sức ảnh hưởng của hệ thống này là không thể chối cãi. Mặc dù con số trên rất ấn tượng, tuy nhiên với những người chưa từng trải nghiệm qua phần mềm này thì sẽ khó có thể hiểu vì sao hệ thống ERP ngày càng trở nên quan trọng như vậy đối với các doanh nghiệp.
Nhưng khi thị trường được dẫn dắt bởi xu hướng toàn cầu hóa thì việc tìm kiếm một ra công cụ có thể mang lại lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp cần được ưu tiên hàng đầu.
Triển khai hệ thống ERP hiệu quả có thể là chìa khóa giúp các doanh nghiệp vươn mình dẫn đầu thị trường.Nhiều tổ chức có thể tìm ra công cụ tối ưu đó thông qua việc áp dụng phần mềm ERP.
Tiếp nối bài viết trước, sau đây là một số lý do khiến hệ thống ERP trở nên quan trọng.
5. Khách hàng hài lòng hơn
Đối với các tổ chức, việc quản lý khách hàng luôn có vai trò rất quan trọng. Trong thời đại kỹ thuật số, càng ngày càng nhiều người muốn tìm hiểu thông tin và lời khuyên về phong cách ăn mặc, ẩm thực và phong cách sống thông qua mạng internet. Với 84% người tiêu dùng tin tưởng những đánh giá trên các mạng xã hội, ý kiến từ những người tiêu dùng đi trước có tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Cách tốt nhất để cải thiện sự hài lòng của khách hàng là cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt, lấy khách hàng làm trung tâm. Cùng với nguồn dữ liệu thông tin tập trung, hệ thống CRM tích hợp có thể hiển thị cho doanh nghiệp các thông tin như lịch sử đặt hàng và thông tin thanh toán. Điều này cho phép các tổ chức hiểu khách hàng một cách toàn diện từ đó đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Việc hiểu rõ khách hàng giúp các tổ chức cải thiện chiến lược bán hàng để tiếp cận gần hơn các khách hàng tiềm năng.
6. Đơn giản hóa việc tuân thủ và quản lý rủi ro với hệ thống ERP
Khi các công ty phát triển kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, rất khó cập nhật và theo dõi các quy định khác nhau mà họ phải tuân thủ. Ngay cả các công ty bản địa cũng cần phải lo lắng về các quy định khác nhau về môi trường, an ninh thông tin và nguồn nhân lực.
May mắn thay, nhiều hệ thống ERP đã cập nhật sẵn những quy định này để giúp các công ty đa dễ dàng theo dõi và tuân thủ. Hơn nữa, phần mềm ERP cung cấp các công cụ kiểm toán tích hợp để hỗ trợ ghi lại những giấy từ liên quan đến việt sử dụng hóa chất và các quy định về thuế, v.v. Chức năng này giúp cho việc lập báo cáo và gửi đến cơ quan chức năng có liên quan đơn giản hơn rất nhiều.
Ngoài ra, hệ thống ERP thường cung cấp các công cụ để quản lý rủi ro. Giải pháp này cải thiện độ tin cậy và độ chính xác của hệ thống quản lý tài chính tổng thể vì ít gây ra lỗi trong quá trình hạch toán. Các công cụ dự báo cũng cho phép tổ chức dự đoán các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai về nhu cầu của thị trương, nguồn lao động và ngân sách. Với các nguồn dữ liệu này trong tay, các tổ chức có thể xây dựng ngân sách, lịch trình và kế hoạch phát triển sản phẩm an toàn và phù hợp hơn.
7. Cải thiện việc giám sát hàng tồn kho
Một thách thức lớn đối với các công ty đang phát triển là theo dõi và giám sát mức độ hàng tồn kho của họ. Hệ thống ERP sử dụng mã vạch, thẻ RFID và số sê-ri để theo dõi hàng tồn kho của bạn ở mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Những công cụ này giúp bạn theo dõi mức tồn kho tại các kho khác nhau, mặt hàng nào đang được vận chuyển và mặt hàng nào đã sẵn sàng cho người tiêu dùng. Khả năng theo dõi hàng tồn kho càng chi tiết và chính xác sẽ giúp tối ưu hóa quá trình chọn, đóng gói và vận chuyển, loại bỏ tất cả các phỏng đoán không chính xác.
Giám sát hàng tồn kho bẳng phần mềm ERP cũng giúp cải thiện các hình thức báo cáo, vì các công nghệ theo dõi cung cấp con số chính xác hơn. Các tổ chức có thể tùy chỉnh báo cáo KPI để xem sản phẩm nào đang được bán nhanh nhất – hiển thị nhu cầu lớn nhất của thị trường – và các nguyên nhân làm tăng chi phí vận chuyển. Khi hệ thống ERP cung cấp các số liệu chính xác hơn, các nhà quản lý kho có thể lấy dữ liệu thời gian thực trên kho của họ để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn.
8. Cải thiện kế hoạch sản xuất và quản lý tài nguyên
Cùng với việc quản lý hàng tồn kho, hệ thống ERP cũng quản lý sản xuất cho các tổ chức. Hệ thống ERP cung cấp cái nhìn sâu sắc về tất cả các hoạt động sản xuất bao gồm cả cửa hàng. Điều này cho phép người dùng tối ưu hóa lịch trình sản xuất, thiết bị và lao động để tối đa hóa công suất.
Ngoài ra, hệ thống ERP cũng hỗ trợ quản lý Hóa đơn vật liệu (BOM) và tài sản cố định của bạn. Với phần mềm này, người dùng có thể dễ dàng tạo và chỉnh sửa BOM cùng với theo dõi tất cả các thay đổi trước đó. Quản lý tài sản cố định cho phép người dùng lên lịch bảo trì thiết bị để giảm thời gian ngừng hoạt động bất ngờ, cải thiện lợi nhuận và mối quan hệ chuỗi cung ứng của tổ chức.
Nguồn: selecthub.com
Lược dịch bởi Công ty Giải pháp Công nghệ OOC.