KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer – người tiêu dùng chủ chốt. Hay nói cách khác, họ là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường, có nhiệm vụ chính là dùng thử các sản phẩm, dịch vụ có mặt trên thị trường sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình mang tính chuyên môn và khách quan nhất.
1. Các kĩ năng đinh để trở thành một KOC
Là một người tiêu dùng thông thái
Để quảng bá một sản phẩm nào đó trước hết một KOC phải là một người tiêu dùng thông thái. Điều căn bản đó chính là hiểu về sản phẩm, công dụng và có trải nghiệm thực tế khi sử dụng. Khi review bất kì sản phẩm nào KOC nên tìm hiểu những kiến thức hàn lâm về chúng và có độ hiểu biết nhất định về ngành hàng đó. Hơn nữa, “thông thái” ở đây còn là thông minh trong việc lựa chọn sản phẩm chất lượng để review.
Hiểu rõ thế mạnh của bản thân
Để trở nên khác biệt và nổi bật giữa hàng trăm KOC đang hoạt động thì bạn cần phải thực sự nổi trội về một mảng nào đó. Nếu mọi thứ KOC chia sẻ đều chung chung, nhạt nhòa thì sẽ chẳng ai ấn tượng và quan tâm. Hãy tìm cho mình một phong cách livestream khác biệt và một hướng đi nhất quán.
Xác định tệp khách hàng
KOC cần xác định được khách hàng mình hướng đến là ai như độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen sống, thu nhập,… Từ đó bạn sẽ tập trung bổ sung kỹ năng, kiến thức để thuyết phục nhóm đối tượng đó.
Đầu tư cho chính mình
Để cho ra được những sản phẩm chỉnh chu nhất thì bản thân KOC cũng cần phải cần được đầu tư để trở nên hoàn hảo hơn. Hãy bổ sung những kỹ năng như giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng thương lượng, đàm phán,… để trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.
Mở rộng Network
Đây chính là cơ hội lớn để bạn trở thành một KOC thực thụ. Bạn cần mở rộng mối quan hệ hợp tác với những người trong ngành, với những thương hiệu và với bộ phân booking của Agency,… từ đó bạn sẽ nhận được nhiều những lời mời hợp tác hơn.
2. Phân biệt KOC và KOL
Key Opinion Leader – KOL là những người có sức ảnh hưởng (influencer). KOL sẽ có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, được mọi người tin tưởng, ủng hộ. KOL cũng là người quảng bá sản phẩm quen thuộc của nhiều đơn vị kinh doanh, chính vì thế khái niệm KOL hay bị nhầm lẫn với KOC.Vậy thì đâu là điểm khác biệt giữa KOC và KOL?
Mức độ phổ biến
Do KOL có lượng người theo dõi đông đảo nên họ sẽ chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm, dịch vụ với quy mô lớn, phù hợp với những doanh nghiệp muốn tăng độ phủ thương hiệu một cách nhanh chóng.
Còn với KOC, họ chỉ đơn giản là người tiêu dùng bình thường nên họ sẽ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động bán hàng hay dịch vụ khách hàng như: review sản phẩm, tăng độ tin cậy, thu hút khách hàng,…
Quy mô khán giả
Vì là người có sức ảnh hưởng, dẫn dắt dư luận nên KOL có số lượng người theo dõi từ lớn đến rất lớn. Dựa và số lượng follower, KOL chia thành 5 loại từ nano KOL với 1000 – 5000 người theo dõi cho đến Celebity có tới hàng triệu followers.
KOC không quá quan trọng về quy mô khán giả. Họ đầu tư thời gian để tìm hiểu chi tiết về ưu, nhược điểm của sản phẩm để đưa ra những đánh giá khách quan nhất. Chính vì vậy, dù số lượng người theo dõi không nhiều nhưng đều là những người theo dõi trung thành.
Tính chuyên môn của KOC và KOL
Nếu KOL buộc phải là người có chuyên môn cao, kiến thức sâu về một lĩnh vực thì KOC chỉ là những người đưa ra những đánh giá chủ quan của một người mua hàng. KOL không phải lúc nào cũng nhận được sự tin tưởng từ phía khán giả bởi người tiêu dùng ngày nay rất thông minh, họ phân biệt được những video nào được tài trợ trả phí, những video nào thì không.
Tính chủ động khi lựa chọn sản phẩm
Các KOL sẽ được nhiều thương hiệu chủ động mời hợp tác quảng cáo và được trả mức thù lao khá cao bằng tiền mặt hoặc sản phẩm dịch vụ họ quảng cáo.
Với KOC, họ sẽ chủ động lựa chọn, trải nghiệm và đánh giá những sản phẩm họ quan tâm mà không có bất kỳ phụ thuộc nào vào yếu tố lợi ích tiền bạc. Ngoài ra, các KOC cũng sẽ chủ động tìm kiếm, liên hệ những nhãn hàng và gợi ý yêu cầu hợp tác review đánh giá sản phẩm, dịch vụ của họ. Những nhận xét của KOC sẽ mang tính chân thực nhất chứ không theo một kịch bản có sẵn từ phía nhãn hàng.