Nguồn gốc của thuật ngữ “Keeping up with the Joneses”
Thuật ngữ “Keeping up with the Joneses” bắt đầu có từ những năm của thế kỷ 20 ở Mỹ. Nguồn gốc là từ câu chuyện Arthur Momand’s Keeping Up With The Joneses trong cuốn truyện tranh New York Globe. Đợt truyện đầu tiên được xuất bản vào năm 1913 và được ưa chuộng rất nhanh sau đó. Đến tháng 9 năm 1915, một bộ phim hoạt hình cùng tên cũng có mặt trên tất cả các rạp chiếu phim ở Hoa Kỳ.
Nhân vật Joneses trong phim hoạt hình không hề dựa trên bất kì nhân vật thực tế nào. Theo lời giải thích của tác giả, Jones chỉ đơn giản là một cái tên rất phổ biến và là một cái tên chung cho những người hàng xóm đua đòi.
Câu chuyện kể về gia đình Jones, cùng với những người bạn của anh ta đã xây dựng những ngôi nhà ngày càng xa hoa ở thung lũng Hudson và cuộc đua xa xỉ này của những người hàng xóm là nguồn gốc của việc “Keeping up with Joneses”. Luôn muốn theo kịp người khác, có được những thứ họ có, thành công như họ . Hàng xóm vừa mua xe thì mình cũng phải mua xe. Anh rể bạn vừa mua vé trọn gói cả mùa bóng chày của đội tuyển địa phương, thế là bạn cũng cần vé trọn gói đi xem một đội nào đó. Đồng nghiệp của bạn vừa mua vé đi châu Âu, vậy là bạn cũng muốn đi đến nơi nào đó tuyệt vời như vậy.
Hiệu ứng “Keeping up with the Joneses” luôn ở trong tiềm thức con người.
Dù có cảm nhận được hay không, hiệu ứng “Keeping up with the Joneses” vẫn là căn bệnh cố hữu luôn có trong mỗi người. Chúng ta liên tục đánh giá, so sánh bản thân với người khác trong vô thức. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực trong cách chúng ta suy nghĩ về bản thân. Thêm nữa, sự phát triển của Internet và mạng xã hội cũng đã vô tình làm tăng và làm hiệu ứng này ảnh hưởng sâu sắc hơn tới mọi người. Trên newsfeed Facebook, hơn một nửa bạn bè đều nói về việc tự tạo con đường riêng cho mình, theo đuổi đam mê, xây dựng thương hiệu cá nhân, vượt qua giới hạn, làm thứ gì đó thật điên rồi rồi viết blog kể lại câu chuyện hay ho mình đã trải nghiệm.
Điều này có thể sẽ làm bạn tự so sánh với họ rồi đánh giá rằng bản thân thật nhàm chán hay bất tài vô dụng. Mỉa mai thay, có nhiều người miệng thì nói như vậy, nhưng thực chất lại sống nhờ trợ cấp của phụ huynh và chẳng thể làm ra nổi một đồng. Đừng vội so sánh bản thân với người khác chỉ thông qua những bài đăng và những câu nói sáo rỗng để rồi tự thất vọng làm nhụt ý chí của bạn.
Sống thật với bản thân mình
Những người thực sự sống cuộc đời tự do ít khi nói về lối sống của mình vì họ cảm thấy nếu nói ra quá nhiều sẽ khiến mọi người xa lánh. Trở nên đặc biệt là một chuyện tốt nhưng điều bạn cần làm là cải thiện bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, không phải là tỏ ra mình là người đặc biệt.
Hãy tìm ra thứ phù hợp với mình bởi nếu tất cả mọi người đều bỏ học đại học và mở công ty như các tỷ phú thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Mọi người đều từ bỏ công việc văn phòng và mở kênh Youtube hay bán hàng online thì nền kinh tế sẽ tụt dốc không phanh. Hãy sống đúng với bản thân mình, một số người ưa mạo hiểm, một số lại yêu thích sự ổn định, có người thích sôi động, có người lại thích yên tĩnh một mình…
Trở nên đặc biệt thực ra chẳng đặc biệt lắm đâu. Bạn sẽ cảm thấy kiệt sức. Bạn sẽ cảm thấy đơn độc. Bạn sẽ luôn cảm thấy rằng mình có thể làm được hơn thế. Đừng bán rẻ bản thân vì sự chú ý và hào quang ảo. Dù những thứ đó không hề sai, nhưng chúng không phải là động lực thúc đẩy cuộc sống của bạn. Thay vào đó, hãy chú tâm vào những điều giản dị xung quanh mình, vào các sắc thái khác nhau của cuộc đời. Sống chậm lại. Hít thở sâu. Và cười. Bạn không cần phải chứng minh với bất cứ ai bất cứ điều gì cả.
Tham khảo thêm : 9 phẩm chất để thăng tiến trong công việc
Năng lực tốt đồng nghĩa với kết quả thực hiện công việc tốt?