Chia sẻ tri thức Công nghệ

Nhà quản lý sản xuất cần có những kỹ năng nào?

Phần mềm quản lý sản xuất digiiPM - lợi ích và tính năng vượt trội
Rate this post

Quản lý sản xuất là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Quản lý sản xuất gắn kiền với các hoạt động sản xuất – kinh doanh, làm sao để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng chất lượng nhất. QLSX phải gắn liền với con người. Tuy nhiên, làm sao để quá trình quản lý sản xuất có thể đảm bảo hoạt động hiệu quả? Những kỹ năng và yêu cầu như thế nào mà người quản lý sản xuất cần có để đảm bảo công việc được diễn ra trôi chảy và trơn tru.  Dưới đây là một số kỹ năng cần có của nhà quản lý sản xuất!

Kỹ năng tổ chức sản xuất 

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà quản lý sản xuất cần có. Không một quy trình sản xuất nào được tiến hành khi không được lập kế hoạch cụ thể, cũng như tổ chức, sắp xếp quy trình hay đội ngũ nhân sự,đặc điểm sản phẩm. Tổ chức sản xuất vô cùng quan trọng để quá trình sản xuất được vận hành hiệu quả, đúng tiêu chuẩn và mang lại năng suất cao. 

Chính vì thế, người quản lý cần hiểu mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu cũng như các đặc điểm đặc trưng của sản phẩm. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch về nhân lực, thời gian hay cách thức làm việc. Hoạt động tổ chức sản xuất cần đảm bảo độ chính xác cao, tính khoa học và tính khả thi tối ưu nhất. 

Kỹ năng kiểm soát thời gian

Thời gian là thứ quan trọng mà nhà quản lý cần kiểm soát tốt để đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường đúng hạn, đúng tiêu chuẩn. Do đó, nhà quản lý sản xuất cần phát triển và liên tục cải thiện những kỹ năng của mình để giúp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản lý phải có nhiều trải nghiệm qua thời gian để tích lũy dần dần, cũng như các khóa học đào tạo bên ngoài. 

Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả

Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả cũng là một trong những kỹ năng mềm mà nhà quản lý sản xuất cần trau dồi để thúc đẩy hoàn thành công việc. Người có khả năng lãnh đạo sẽ là người xác định được sự thay đổi trong định hướng chiến lược mà còn thực hiện với một thái độ tích cực và học hỏi được từ việc đó.

Định mức lao động và tổ chức áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất

Định mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sẵn xuất, kĩ thuật, tâm sinh lí và kinh tế – xã hội nhất định. Định mức lao động là khái niệm quá phổ biến trong quản lý sản xuất. 

Trong sản xuất, việc định mức số lượng lao động và tổ chức công việc cho các đội sản xuất là công việc khó khăn. và đòi hỏi nhà quản lý sản xuất phải đầu tư nhiều thời gian. Họ phải hiểu rõ được đặc trưng của từng công đoạn, từng đội sản xuất. Từ đó mới có cơ sở để có kế hoạch chi tiết định mức và yêu cầu cụ thể. Việc định mức và tổ chức các nhóm lao động không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình, đến dây chuyền làm việc của cả đội sản xuất.

Tạo động lực cho nhân viên

Người quản lý tốt không đơn giản là người có khả năng quản lý công việc và điều phối nhân viên. Họ phải là người hiểu được tính chất công việc cũng như môi trường làm việc của mỗi bộ phận. Từ đó, họ sẽ đưa ra chế độ đãi ngộ phù hợp và hợp lý. Đó là một trong những điều kiện để  nhân viên làm việc hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Người quản lý thông minh còn là người nhìn thấy được tính chất công việc để có chiến lược tăng hiệu quả nhưng giảm giờ làm cho nhân viên bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bằng việc cắt giảm những công đoạn không cần thiết, làm mới sản phẩm,…

Hoạch định lịch trình sản xuất

Lịch trình sản xuất khoa học và cụ thể là một trong những điều kiện cơ bản để quá trình sản xuất diễn ra theo đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Do đó, quá trình hoạch định lịch trình sản xuất cần đảm bảo sự chính xác, phù hợp với từng công việc. Để có thể làm được điều này, người quản lý sản xuất cần nắm bắt một cách tổng quát tính chất và đặc trưng của từng công việc, yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể. Từ đó họ có sự sắp xếp phù hợp và linh hoạt nhất, tạo điều kiện cho quá trình làm việc của mỗi bộ phận được thực hiện thuận lợi và mang lại giá trị, chất lượng cao.

Nhà quản lý sản xuất cần lựa chọn bộ công cụ quản lý thông minh

Để quản lý sản xuất hiệu quả thì không thể thiếu bộ quản lý công cụ thông minh. Bời vì dù người quản lý sản xuất có giỏi tới đâu thì đứng trước thời đại công nghiệp hóa 4.0, việc ứng dụng công nghệ là hoàn toàn cần thiết.  Quá trình quản lý sản xuất với rất nhiều yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe. Nó đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và khoa học trong từng công việc, từng giai đoạn.Nếu thiếu bộ công cụ quản lý thông minh, nhà quản lý sản xuất giỏi tới đâu cũng không thể đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả. Phần mềm quản lý sản xuất có thể là sự lựa chọn hoàn hảo.

Phần mềm quản lý sản xuất digiiPM là sản phẩm của công ty Giải pháp Công nghệ OOC. Dưới nền tảng gần 20 năm tư vấn của OCD, digiiPM là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp quản lý sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa chi phí tối đa.

Lợi ích của phần mềm:

  • Dự báo nhu cầu mua hàng đúng tiến độ và khối lượng, tối ưu hóa chi phí đầu vào
  • Kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu, đánh giá/điều chỉnh BOM
  • Kiểm soát được chất lượng, giảm rework
  • Dễ dàng mở rộng với chi phí dưới 50%: Tạo cơ sở cho setup hệ thống quản lý.sản xuất cho dây chuyền/ nhà máy mới
  • Gia tăng độ tin cậy đối với khách hàng nhờ tính chính xác, minh bạch và tốc độ
  • Giảm chi phí nhân lực và gia tăng chất lượng lao động
  • Giảm thời gian truy xuất dữ liệu
  • Cung cấp thông tin tin cậy giúp tối ưu hóa các quá trình sản xuất và quản trị, tìm ra điểm rủi ro cần kiểm soát và điểm yếu cải tiến

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo