Case study

Phân tích Case Study: Vì sao Walmart thất bại ở Đức?

Walmart - Tự động hóa như một cách để làm việc có ý nghĩa hơn
Rate this post

Với hơn 25 chi nhánh trên toàn cầu, Walmart là một trong những thương hiệu bán lẻ lớn nhất thế giới. Vào năm 1997, chuỗi cửa hàng bán lẻ này bắt đầu gia nhập vào thị trường Đức. Tuy nhiên sau 9 năm, Walmart đã phải rút khỏi thị trường xứ sở bia hơi sau khi thua lỗ khoảng 1 tỷ đô la.

Cùng tìm hiểu 9 nguyên nhân khiến Walmart thất bại ở Đức trong bài viết dưới đây.

Luật pháp của Đức ngăn cản Walmart áp dụng chiến lược chi phí thấp

Chính phủ Đức cáo buộc Walmart cắt giảm giá thành để cạnh tranh với các cửa hàng địa phương. Đây được coi là chiến lược chi phí thấp. Các công ty áp dụng chiến lược này gia nhập thị trường với mức giá thấp và nâng giá sau khi đã xây dựng được cơ sở khách hàng trung thành và bắt đầu cạnh tranh với các công ty đối thủ.

Chính phủ Đức nghiêm cấm các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này nhằm ngăn chặn việc chuỗi cửa hàng địa phương bị phá hủy. Chính phủ đã yêu cầu Walmart nâng giá thành các sản phẩm của mình.

Văn hóa khác biệt giữa Mỹ và Đức

Walmart được cho là trả lương thấp và đàn áp các công đoàn ở Mỹ. Các doanh nghiệp ở Mỹ thậm chí buộc nhân viên của họ phải xem các chương trình chống công đoàn ở Mỹ trước khi được nhận việc chính thức. Tuy nhiên, công đoàn lại là một phần văn hóa ở Đức, họ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, cộng đồng và các doanh nghiệp.

Lực lượng lao động ở Đức đã quen với việc thương lượng tiền lương với công đoàn của họ. Do đó việc Walmart từ chối tham gia hệ thống thương lượng tiền lương ở Đức đã châm ngòi cho các cuộc đình công.

Walmart vốn đã quen với việc người lao động chấp nhận mức lương mà họ đưa ra, vì vậy họ đã không thể thích nghi với văn hóa nước Đức. Điều này khiến hình ảnh của họ xấu đi trong mắt người dân nơi đây và ảnh hưởng tới doanh số bán hàng.

Hans-Martin Porschmann, thư ký của một công đoàn tại Đức nói: “Walmart không hiểu được mối liên hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và công đoàn. Họ cho rằng chúng tôi là cộng sản”.

Walmart đánh giá thấp đối thủ cạnh tranh

Walmart trong mắt người dân Hoa Kỳ là một cửa hàng bách hóa tổng hợp cung cấp sản phẩm với chi phí thấp. Tuy nhiên ở Đức, người dân coi trọng chất lượng sản phẩm và giá cả, họ không sẵn sàng từ bỏ những cửa hàng tạp hóa quen thuộc của họ.

Lĩnh vực bán lẻ hoạt động yếu kém ở Đức

Chuỗi cửa hàng bán lẻ ở Đức phát triển ở tốc độ thấp đáng báo động. Khi Walmart gia nhập vào thị trường nước Đức, tốc độ tăng trưởng trung bình của lĩnh vực bán lẻ chỉ là 0,3% mỗi năm. Đây là một bất lợi lớn đối với Walmart khi muốn gia nhập vào thị trường trong nước.

Nhân viên không hài lòng với Walmart

Ngoài mức lương và quyền lợi nhân viên, chương trình “team-building” của Walmart cũng khiến nhân viên không hài lòng.

Ở Walmart, một ngày bắt đầu bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng và các bài hát truyền động lực. 

Ở Mỹ, những hoạt động đó giúp nhân viên trong công ty gần gũi với nhau hơn, nhưng đối với những người lao động ở Đức, họ cảm thấy bị ép buộc và không thoải mái với những hoạt động đó.

Nhân viên cho rằng Walmart đã can thiệp quá nhiều vào cuộc sống cá nhân của họ

Chính sách hẹn hò của Walmart khiến nhân viên cảm thấy công ty này đã can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của họ.

Ở Mỹ, các doanh nghiệp thường đặt ra quy định các nhân viên làm cùng một phòng ban không được phát sinh mối quan hệ tình cảm. Tuy nhiên ở Đức, hành động này được cho là đi quá giới hạn và can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của nhân viên.

Walmart thất bại trong việc tiếp cận hành vi mua sắm của khách hàng Đức

Ở Mỹ, người dân thường đến một cửa hàng và mua mọi sản phẩm họ cần với mức giá phải chăng. Điều này giúp Walmart thành công ở Mỹ.

Ở Đức, hành vi mua sắm của khách hàng rất đa dạng và người dân ưa chuộng mua sắm ở chuỗi các cửa hàng nhỏ hơn. Các cửa hàng này có thể bán sản phẩm với giá thành thấp hơn so với các chuỗi bán lẻ lớn phải tuân theo các luật lệ về giá cả.

Walmart không tập trung vào sản phẩm cụ thể

Walmart bán tất cả các loại sản phẩm, từ thực phẩm, quần áo đến phụ tùng ô tô, dụng cụ làm vườn. Trong khi đó, người Đức ưa chuộng mua sắm tại các cửa hàng tập trung vào sản phẩm cụ thể.

Walmart cũng không hưởng lợi về mặt kinh tế trên thị trường nước Đức. Lý do lớn nhất giúp Walmart có thể bán hàng với giá thấp tại Mỹ là do các ưu đãi thuế và lương nhân công thấp. 

Walmart đã có thể tồn tại lâu hơn nếu họ tập trung hóa sản phẩm của mình.

Walmart không thích nghi được với kinh tế nước Đức

Nhìn chung, Walmart không thích nghi được với các nền kinh tế khác nhau. Đó là lý do họ không được ưa chuộng tại Đức. 

Nếu họ nghiên cứu văn hóa thị trường nước Đức một cách kỹ lưỡng hơn, tập trung vào một hoặc một số sản phẩm cụ thể, chấp nhận công đoàn thì có lẽ họ đã thành công tại nước này.

Đây là một bài học kinh doanh lớn trong lịch sử. Doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng vào hoạt động nghiên cứu thị trường trước khi quyết định gia nhập vào một thị trường mới và điều chỉnh chính sách để phù hợp.

Vậy nguyên nhân nào khiến Walmart hoàn toàn thất bại ở Đức?

Nếu Walmart chủ động hơn trong việc nghiên cứu văn hóa và thói quen của người tiêu dùng tại Đức, họ sẽ không phải nhận thất bại như vậy.

Walmart đã sử dụng cấu trúc doanh nghiệp và phương thức bán hàng tại các quốc gia khác như Mỹ và Trung Quốc tại Đức. Việc thấu hiểu tâm lý khách hàng quan trọng hơn tất cả các nguồn lực và tài nguyên mà doanh nghiệp đang sở hữu hoặc có thể mua được. Nếu không thấu hiểu đối tượng mà họ phục vụ, doanh nghiệp sẽ không có gì cả.

Tìm hiểu thêm: Vì sao McDonald’s that bại ở Việt Nam tại đây.

Nguồn tiếng Anh: https://querysprout.com/why-walmart-failed-in-germany/

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo