Chia sẻ tri thức Công nghệ

Quy trình quản lý sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp

quy trình quản lý sản xuất
Rate this post

Bất kỳ một sản phẩm nào được ra đời cũng gắn liền với quy trình sản xuất nhất định. Đó là những công đoạn cơ bản cho đến phức tạp để đảm bảo một sản phẩm hoàn thiện và được đánh giá cao. Việc thiết lập quy trình sản xuất không những giúp việc sản xuất đảm bảo hiệu quả, mà quản lý còn có thể theo dõi, giám sát chất lượng sản xuất. Vậy, một quy trình quản lý sản xuất hiệu quả bao gồm những công đoạn nào. Hãy cùng OOC đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây!  

Đánh giá năng lực sản xuất

Một trong những bước đầu tiên khi tiến hành sản xuất đó là phải đánh giá được năng lực sản xuất của chính doanh nghiệp mình. Năng lực sản xuất cũng như năng lực học tập. Bạn không thể vào trường đại học bạn mong muốn nếu như không có đủ kiến thức. Do đó, doanh nghiệp cũng không thể sản xuất ra thành phẩm đạt chất lượng nếu như không đủ điều kiện năng lực: tài chính, con người, nguyên vật liệu,… Để quá trình sản xuất được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi, người quản lý bắt buộc phải đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp mình. Nhờ đó, quản lý sẽ xác định được thị trường tiềm năng có nhu cầu về mặt hàng mình cung cấp hay không? Thị trường cần nhiều hay ít và doanh nghiệp mình có thể đáp ứng được hay không, cũng như đáp ứng đến mức độ nào? 

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Sản xuất thì không thể thiếu nguyên vật liệu. Không một sản phẩm nào có thể tự mình ra đời mà không có sự tham gia của các cấu phần khác. Sau khi doanh nghiệp xác định được nhu cầu thị trường và đánh giá được năng lực sản xuất, người quản lý cần hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết. Có đủ nguyên vật liệu là một trong những bước cơ bản bắt buộc phải có để sản xuất hiệu quả, đúng với mục tiêu đề ra.

Quản lý các công đoạn sản xuất

Mọi quy trình sản xuất luôn bao gồm các công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn sẽ đều có những công việc và tính chất riêng. Do đó, nhiệm vụ của người quản lý là theo dõi để đảm bảo các công đoạn này được thực hiện chính xác và trơn tru. Để mọi công đoạn sản xuất được thực hiện nhanh chóng, khoa học, người quản lý DN cần xác định những công đoạn cụ thể trong quá trình sản xuất. Điều này yêu cầu sự chặt chẽ, những tính toán cụ thể để tránh những sai sót, những thất thoát không đáng có trong quá trình sản xuất. 

Quản lý chất lượng sản phẩm

Sản phẩm là thứ gắn kết doanh nghiệp của bạn với khách hàng. Sản phẩm đủ tốt mới có thể giữ chân khách hàng lâu dài, từ đó doanh nghiệp mới đi trên lộ trình phát triển nhất định. Sản phẩm cũng nói nên doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất của bạn hoạt động như thế nào. Do đó, quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những bước không thể thiếu trong quy trình quản lý sản xuất. Quản lý chất lượng sẽ giúp DN nhận biết được chất lượng của quá trình sản xuất của mình ra sao, từ đó lên kế hoạch xử lý những sai sót và khắc phục lỗi lầm. Đây là công đoạn yêu cầu sự chính xác về số lượng, tính chất, đặc điểm, phân loại của từng loại sản phẩm.  Từ đó DN có thể định giá sản phẩm có thể bán ra thị trường và xử lý những mặt hàng hư hỏng, hàng lỗi.

Định giá cho sản phẩm

Định giá là bước tối quan trọng trong quy trình quản lý sản xuất. Bởi vì định giá liên quan tới vấn đề chi phí, quyết định xem doanh nghiệp có thể thu hồi lại được bao nhiêu cũng như doanh thu dự kiến sau khi bán. Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định cho việc định giá. Chất lượng càng cao thì hầu như giá thành cũng càng cao và là yếu tố cạnh tranh đối với các đối thủ trên thị trường. Giá cả sản phẩm phải được dựa trên chi phí cho nguyên vật liệu, hao tổn máy móc và hao phí lao động của công nhân. Tuy nhiên, trong một lô sản phẩm cụ thể cần phải được phân loại để xác định những sản phẩm nào đảm bảo chất lượng và nhu cầu thị trường, đâu là những sản phẩm hỏng, lỗi để có kế hoạch xử lý cụ thể.

Quản lý bán hàng

Quản lý bán hàng nhằm mục đích kiểm tra các sản phẩm được bán ra so với sản phẩm được sản xuất có sự chênh lệch nhau ra sao. Quản lý bán hàng cần xác định đượcnhu cầu của thị trường và giá cả của mỗi loại sản phẩm. Từ đó, người quản lý cần phải được báo cáo doanh số bán hàng hằng ngày để đảm bảo quá trình bán hàng được diễn ra thông suốt.

Trong sản xuất, để có thể đảm bảo quy trình quản lý sản xuất được diễn ra trôi chảy không phải chuyện đơn giản. Dù con người có năng lực đến đâu, khả năng ghi nhớ và quản lý tốt ra sao, họ vẫn luôn cần một công cụ giúp quản lý. Chính vì vậy, phần mềm quản lý sản xuất đã ra đời.

Phần mềm quản lý sản xuất digiiPM là sản phẩm của công ty Giải pháp Công nghệ OOC. Dưới nền tảng gần 20 năm tư vấn của OCD, digiiPM là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp quản lý sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa chi phí tối đa.

Lợi ích của phần mềm:

  • Dự báo nhu cầu mua hàng đúng tiến độ và khối lượng, tối ưu hóa chi phí đầu vào
  • Kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu, đánh giá/điều chỉnh BOM
  • Kiểm soát được chất lượng, giảm rework
  • Dễ dàng mở rộng với chi phí dưới 50%: Tạo cơ sở cho setup hệ thống quản lý.sản xuất cho dây chuyền/ nhà máy mới
  • Gia tăng độ tin cậy đối với khách hàng nhờ tính chính xác, minh bạch và tốc độ
  • Giảm chi phí nhân lực và gia tăng chất lượng lao động
  • Giảm thời gian truy xuất dữ liệu
  • Cung cấp thông tin tin cậy giúp tối ưu hóa các quá trình sản xuất và quản trị, tìm ra điểm rủi ro cần kiểm soát và điểm yếu cải tiến

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo