Chia sẻ tri thức Công nghệ

Sản xuất dây chuyền là gì? Phần mềm quản lý sản xuất

Sản xuất dây chuyền là gì? Phần mềm quản lý sản xuất
Rate this post

Sản xuất dây chuyền là một trong những phương pháp phổ biến trong quản lý sản xuất. Ngày nay, khi lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đều cân nhắc liệu rằng phần mềm có hoạt động trên định hướng dây chuyền hay không? Hãy cùng OOC tìm hiểu đặc điểm phương pháp này qua bài viết dưới đây. 

Khái niệm

Sản xuất dây chuyền là phương pháp tổ chức sản xuất mà ở đấy quá trình công nghệ được phân chia thành những bước công việc có thời gian lao động bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với nhau và được xác định theo trình tự hợp lý. Các nơi làm được sắp xếp theo nguyên tắc đối tượng và được chuyên môn hoá. Đối tượng lao động được vận chuyển liên tục theo một hướng nhất định và trong cùng một thời điểm, được đồng thời chế biến trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền.

Đặc điểm của tổ chức sản xuất theo dây chuyền

Qúa trình công nghệ được chia nhỏ thành nhiều bước công việc sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhất, có thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất trên dây chuyền.

Tính liên tục của sản xuất

Tính liên tục của sản xuất là đặc điểm chủ yếu nhất của sản xuất dây chuyền. Để đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia quá trình công nghệ ra thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp lý nhất, với một quan hệ tỷ lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Tỷ lệ ấy có thể là một (bằng nhau) hoặc là một số nguyên nào đó (bội số). Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao và được sắp xếp theo nguyên tắc đối tượng (theo trình tự chế biến) tạo thành đường dây chuyền.

Trong sản xuất, mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao. Các nơi làm việc được tổ chức theo nguyên tắc đối tượng, nói cách khác là theo trình tự chế biến sản phẩm và tạo thành đường dây chuyền. Đối tượng lao động được vận động theo một hướng cố định và đường đi ngắn nhất.

Đường đi của sản phẩm luôn thằng tắp hoặc cong 

Đường đi của sản phẩm có thể là đường thẳng hay cong tuỳ theo phạm vi nhà xưởng, diện tích sản xuất nhưng điều quan trọng là không có những đường chéo nhau hoặc ngược chiều. Đối tượng lao động được đồng thời chế biến trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền và được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác bằng phương tiện vận chuyển đặc biệt.

Trong một thời điểm nào đó, nếu quan sát tất cả các nơi làm việc của dây chuyền, sẽ thấy đối tượng lao động được chế biến đồng thời (song song) ở tất cả các bước công việc và được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác từng cái một hoặc từng chồng, từng nhóm bằng phương tiện đặc biệt (băng chuyền, băng lăn, máng trượt, tay máy, cần trục). Trong sản xuất dây chuyền ít dùng các phương tiện vận chuyển thủ công như xe đẩy, bưng bê. Những đặc điểm nêu trên vừa đảm bảo thực hiện tốt những nguyên tắc của tổ chức sản xuất, vừa tiêu biểu cho phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền. Để hiểu rõ hơn những đặc điểm này cần phải nắm rõ có bao nhiêu loại sản xuất dây chuyền.

Phân loại tổ chức sản xuất theo dây chuyền

Có nhiều cách phân loại như căn cứ vào trình độ cố định của việc chế biến sản phẩm, căn cứ vào trình độ liên tục của quá trình sản xuất hay phạm vi áp dụng sản xuất dây chuyền.

a. Căn cứ vào trình độ cố định của việc chế biến sản phẩm, hay căn cứ vào số loại sản phẩm chế biến trên dây chuyền nhiều hay ít.

– Dây chuyền cố định: Chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi, khối lượng sản phẩm lớn. Trên dây chuyền cố định, mỗi nơi làm việc chỉ hoàn thành một bước công việc nhất định. Dây chuyền cố định thích hợp với loại hình sản xuất khối lượng lớn.

– Dây chuyền không cố định: Chế tạo vài loại sản phẩm có kết cấu gần giống nhau, trình tự chế biến giống nhau. Sau khi sản xuất xong một loại sản phẩm, phải tạm ngưng sản xuất, điều chỉnh máy móc thiết bị để sản xuất loại sản phẩm khác. Loại dây chuyền này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất hàng loạt lớn và vừa.

b. Căn cứ vào trình độ liên tục của quá trình sản xuất có thể chia ra dây chuyền liên tục và không liên tục.

– Dây chuyền liên tục: Đối tượng chế biến được vận chuyển từng cái một cách liên tục qua các nơi làm việc, không có thời gian ngừng lại chờ đợi. Trên dây chuyền này, đối tượng lao động luôn luôn ở một trong hai trạng thái được vận chuyển hoặc đang được chế biến. Loại dây chuyền này có thể hoạt động theo nhịp điệu bắt buộc hay nhịp điệu tự do.

+ Dây chuyền có nhịp điệu bắt buộc: là loại dây chuyền liên tục nhất. Thời gian các bước công việc trên dây chuyền đều bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với nhau. Đối tượng lao động được vận chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác bằng băng chuyền chuyển động với một tốc độ nhất định.

+ Dây chuyền có nhịp điệu tự do: được sử dụng trong trường hợp thời gian các bước công việc không hoàn toàn bằng nhau (nhưng chỉ chênh lệch với mức độ không đáng kể). Đối tượng lao động được công nhân sản xuất hoặc công nhân phụ vận chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác. Nhịp sản xuất đã qui định được công nhân tự đảm bảo. Giữa các nơi làm việc thường có một số sản phẩm dở dang dự trữ có tính chất bảo hiểm cho công việc được tiến hành liên tục.

– Dây chuyền không liên tục: Đối tượng lao động được vận chuyển theo từng loạt và có thời gian tạm ngừng tại nơi làm việc để chờ chế biến. Trên dây chuyền này, công nhân và máy móc làm việc không thực sự đều đặn, liên tục, phải dừng việc theo định kỳ và phải có dự trữ sản phẩm dở dang.

c. Căn cứ vào phạm vi áp dụng sản xuất dây chuyền: có thể chia ra dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng và dây chuyền toàn xưởng.

– Dây chuyền bộ phận: là dây chuyền ở từng bộ phận sản xuất. Loại này có thể áp dụng nhiều trong các phân xưởng cơ khí của các xí nghiệp chế tạo cơ khí.

– Dây chuyền phân xưởng: bao gồm quá trình sản xuất trong cả phân xưởng. Các phân xưởng lắp ráp trong các doanh nghiệp cơ khí thường áp dụng dây chuyền này.

– Dây chuyền toàn xưởng: bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp, từ việc đưa nguyên liệu vào sản xuất, vận chuyển bán thành phẩm giữa các phân xưởng cho đến việc đưa thành phẩm nhập kho. Tất cả đều được tiến hành theo một nhịp điệu chung đã được quy định.

Hình thức cao nhất, hoàn thiện nhất của sản xuất dây chuyền là dây chuyền tự động. Đó là một thể thống nhất và hoàn chỉnh bao gồm tất cả máy móc thiết bị chính và phụ, phương tiện vận chuyển, trung tâm điều khiển quá trình sản xuất. Tất cả đều được phối hợp khéo léo, chính xác và hoạt động theo một nhịp điệu thống nhất. Qua quá trình phân loại như trên, có thể lựa chọn một trong những phương án bố trí mặt bằng của dây chuyền sản xuất dưới đây:

Hiệu quả kinh tế và trường hợp vận dụng phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền.

Hiệu quả của sản xuất theo dây chuyền

Trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền đã được đảm bảo nhờ sản phẩm được thiết kế theo kết cấu hợp lý, bảo đảm yêu cầu thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá, tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian lao động. Trong quá trình hoạt động, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền còn thể hiện trên những mặt sau:

– Tăng sản lượng sản phẩm tính cho một đơn vị máy móc và đơn vị diện tích do sử dụng thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giảm thời gian gián đoạn trong sản xuất.

– Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang, do đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong phạm vi sản xuất sẽ nhanh hơn.

– Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa công nhân, giảm bớt công nhân phụ, xoá bỏ thời gian ngừng sản xuất để điều chỉnh thiết bị, máy móc.

– Nâng cao chất lượng sản phẩm do quá trình công nghệ được chuẩn bị chu đáo, không có hoặc rất ít sản phẩm dở dang nên tránh được những hiện tượng biến chất hư hỏng.

– Hạ giá thành sản phẩm là kết quả tất nhiên của việc tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, giảm bớt chi phí quản lý, loại trừ phế liệu, phế phẩm.

Điều kiện vận dụng

Tổ chức sản xuất theo dây chuyền thường được ứng dụng trong các ngành, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn và sản xuất hàng loạt. Do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm khi sản xuất với khối lượng lớn và sản xuất hàng loạt là các thông số về quy trình công nghệ, trình tự các bước tạo ra một sản phẩm đã được tính toán sẵn không có sự thay đổi nào khi sản xuất sản phẩm kế tiếp. Đưa vào dây chuyền đã được lập kế hoạch các sản phẩm sẽ không có sự khác biệt về chất lượng.

Yêu cầu của loại sản xuất này là năng suất và chất lượng phải được tối đa hoá. Tổ chức sản xuất dây chuyền được áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp công nghiệp nhất là trong các xí nghiệp thuộc các nghành luyện kim, hoá chất, thực phẩm, dệt, may mặc. Để tổ chức sản xuất theo dây chuyền đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao, dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại.

Để sản xuất dây chuyền phát huy tính hiệu quả, phần mềm quản lý sản xuất sẽ là lựa chọn thông minh và hiệu quả. Đọc thêm:  Top 10+ phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất hiện nay

Nguồn: OOC tổng hợp

Đọc thêm: Môi trường kinh doanh quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến công ty đa quốc gia?

Quy trình quản lý sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo