Chia sẻ tri thức

Tổng quan cách tính Thuế thu nhập cá nhân (PIT) 2020 nhanh nhất

5/5 - (1 vote)

Chia sẻ về cách tính thuế thu nhập cá nhân (PIT) dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cách tính thuế hiện nay.

Thuế thu nhập cá nhân (PIT) là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là các khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.

  • Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

Tại sao phải nộp thuế thu nhập cá nhân (PIT)?

  • Nộp thuế là góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân sách nhà nước. Trong xã hội hiện nay ở nước ta nền kinh tế đang trong quá trình phát triển mạnh và thua nhập của mỗi cá nhân ngày càng cao chính vì vậy thế thu nhập cá nhân chính đóng góp vai trò quan trọng cho ngân sách nhà nước.
  • Góp phần thực hiện công bằng xã hội. Những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có mức thu nhập cá nhân cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, họ có thu nhập có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Vì vậy nộp thuế thu nhập cá nhân chính là để cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp tránh sự phân biệt đối sử giữa giàu và nghèo;
  • Tăng trưởng kinh tế, thu hút nhân lực và bảo đảm tính cạnh tranh trong khu vực.

Tính thuế thu nhập cá nhân rất cần thiết hiện nay

10 khoản khu nhập phải tính thuế thu nhập cá nhân

Theo Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung 2012), đối tượng phải nộp thuế TNCN khi có các khoản thu nhập sau:

  • Thu nhập từ kinh doanh: Thu nhập từ kinh doanh không gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công, gồm:

+  Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công (dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền).

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản sau: phụ cấp, trợ cấp về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật…

  • Thu nhập từ đầu tư vốn, gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần…
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; chuyển nhượng chứng khoán…
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
  • Thu nhập từ trúng thưởng, gồm: Trúng thưởng xổ số; trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại…
  • Thu nhập từ bản quyền, gồm: Từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ.
  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
  • Thu nhập từ nhận thừa kế.
  • Thu nhập từ nhận quà tặng.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Công thức tính

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:

(1) Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

(2) Thu nhập tính thuế= Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (iii)

(3) Thu nhập chịu thuế= Tổng thu nhập (i) – Các khoản được miễn (ii)

i. Tổng thu nhập

Là toàn bộ thu nhập người lao động nhận được trong kỳ tính thuế bao gồm: lương, phụ cấp, các khoản bổ sung (bao gồm cả tiền thưởng lễ, têt)

ii. Các khoản thu nhập được miễn tính thuế thu nhập cá nhân

  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp
  • Chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục
  • Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca
  • Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác
  • Tiền xe đưa đón
  •  Chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề
  • Các khoản thưởng

iii. Các khoản thu nhập được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

  • Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế

Chi tiết xem tại: https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/4-khoan-giam-tru-khi-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-565-24154-article.html

  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

+Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng tương ứng 108 triệu đồng/năm.

+Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. (Phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)

  • Bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện

+Khoản bảo hiểm bắt buộc này là phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm bắt buộc khấu trừ vào lương của người lao động: Chi tiết mức khấu trừ năm 2019 như sau: BHXH (8 %). BHYT (1,5 %). BHTN (1 %)

  • Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

+ Cần thu nhập tài liệu để chứng minh đóng góp chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở được thành lập hợp pháp. Tổng các khoản giảm trừ thuế TNCN gồm tổng các khoản giảm trừ bản thân, giảm trừ người phụ thuộc, giảm trừ bảo hiểm, giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, …

iv Các khoản được miễn thuế từ tiền lương, tiền công

Theo điểm i khoản 1 của Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế là khoản thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công mà thời gian làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của các Bộ luật Lao động, cụ thể như sau:

– Phần tiền lương, phần tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm và làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, việc thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương nhận được, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Ông Linh có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 50.000 đồng/giờ.

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 70.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

70.000 đồng/giờ – 50.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 100.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

100.000 đồng/giờ – 50.000 đồng/giờ = 60.000 đồng/giờ

– Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, việc làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho những người lao động. Bảng kê này sẽ được lưu tại đơn vị trả thu nhập và được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Ngoài các khoản sẽ được miễn thuế từ tiền lương và từ tiền công trên, người lao động nếu có được các khoản thu nhập sau thì sẽ không bị tính thuế như là: Tiền ăn trưa, tiền điện thoại, ăn giữa ca…

Các bước tính PIT

Căn cứ vào công thức tính thuếthu nhập cá nhân trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau đây:

Bước 1. Tính tổng thu nhập chịu thuế

Bước 2. Tính các khoản được miễn

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).

Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp (bước 6) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì người nộp thuế áp dụng các phương pháp tính thuế sau.

Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân (PIT)

Hiện nay có 03 cách tính thuế thu nhập  từ tiền lương, tiền công dành cho 03 đối tượng khác nhau, cụ thể:

  • Tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
  • Khấu trừ 10%: Áp dụng đối với cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
  • Khấu trừ 20%: Áp dụng đối với cá nhân không cư trú, thường là người nước ngoài.

Dưới đây hướng dẫn chi tiết cách tính thuế theo theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể như sau:

* Thuế suất Biểu thuế lũy tiến từng phần

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

* Phương pháp tính thuế rút gọn

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

OCD tham khảo và tổng hợp

 

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo