Ngày 7/6, Viện Đào tạo Quốc tế – ISEF đã tổ chức chương trình ““WORKSHOP ISEF INTERVIEW DAY 2023 – QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG & 1001 CÂU CHUYỆN CỦA CÁC ỨNG VIÊN GEN Z” tại Học viên Chính sách & Phát triển. Chương trình diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Đến dự buổi Workshop, về phía Viện Đào tạo Quốc tế có PGS.TS. Đào Hoàng Tuấn – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, còn về phía diễn giả có: Th.s Vũ Thị Thanh Hằng – Giám đốc Công ty CP Giải pháp Công nghệ OOC, TS. Nguyễn Thanh Bình – Trưởng khoa Kinh tế, Chị Trần Hương Ly – Phòng Kinh Doanh Phát triển – Sàn thương mại điển tử Shopee thuộc tập đoàn Sea Group cùng với sự tham gia của các bạn sinh viên trong và ngoài Học viện Chính sách & Phát triển.
Viện Đào tạo Quốc tế(tên tiếng Anh: International School of Economics and Finance, viết tắt là ISEF) là đơn vị quản lý trực tiếp các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế tại Học viện Chính sách và Phát triển. Viện được thành lập theo Quyết định số 525/QDD-HVCSPT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển trển cơ sở nâng cấp Khoa đào Quốc tế.
Tại chương trình, các diễn giả đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân cũng như các kỹ năng cần thiết mà các bạn trẻ cần trang bị trước khi bước vào làm việc. Diễn giả đã có những chia sẻ thú vị, những câu chuyện để phần nào giúp các bạn sinh viên nắm bắt được những kỹ năng cần thiết mà các doanh nghiệp đòi hỏi cho công việc sau này.
Quy trình tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng ở mỗi công ty có thể khác nhau, ngay kể cả mỗi vị trí (như vị trí nhân viên, vị trí quản lý) trong 1 doanh nghiệp cũng có thể khác nhau. VD vị trí nhân viên hiện nay nhiều đơn vị thường có khoảng 3 – 4 vòng tuyển dụng (bao gồm xét duyệt hồ sơ, thi tuyển, phỏng vấn – phỏng vấn qua phone – một số đơn vị như Shoppe, lazada áp dụng phỏng vấn bất chợt qua phone và phỏng vấn trực tiếp). Với vị trí quản lý có thể 2 – 3 vòng phỏng vấn (xét hồ sơ, phỏng vấn lần 1, phỏng vấn lần 2)..
Câu chuyện tuyển dụng các ứng viên GenZ
Các kỹ năng nào mà doanh nghiệp đang tìm kiếm ở giới trẻ
- Kỹ năng giao tiếp: Các doanh nghiệp mong muốn những ứng viên có khả năng giao tiếp hiệu quả, có khả năng lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng
- Làm việc nhóm là một yếu tố quan trọng để có thể thích nghi và đóng góp trong môi trường làm việc hiện đại.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Các doanh nghiệp đề cao khả năng tổ chức và lập kế hoạch, đảm bảo hoàn thành công việc theo hạn chót.
- Khả năng tư duy logic: Khả năng tư duy giúp giới trẻ tìm ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả cho các thách thức trong công việc.
- Kỹ năng kỹ thuật: Kỹ năng kỹ thuật như lập trình, phân tích dữ liệu, thiết kế đồ họa và quản lý hệ thống là một lợi thế lớn cho giới trẻ. Công nghệ ngày càng trở nên quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, vì vậy các kỹ năng này sẽ giúp các bạn trẻ nắm bắt các cơ hội công việc tốt hơn.
- Sự linh hoạt và thích ứng: Giới trẻ cần có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh. Họ nên sẵn sàng thích nghi với công nghệ mới, quy trình làm việc mới và yêu cầu thay đổi.
Các bạn trẻ cần làm gì để hoàn thiện những kỹ năng cần thiết
- Tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và tổ chức sinh viên giúp các bạn trẻ rèn kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và quản lý thời gian.
- Tham gia các buổi hội thảo, hội nghị và sự kiện mạng lưới để mở rộng mạng lưới quan hệ và có cơ hội học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mong muốn của bạn.
- Thực tập trong các doanh nghiệp là một cách tuyệt vời để áp dụng kiến thức học được trong thực tế công việc và phát triển kỹ năng cần thiết
- Sử dụng thời gian đại học để tự học và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực quan tâm. Đọc sách, tham gia vào các khóa học trực tuyến, theo dõi các blog và tạp chí chuyên ngành để nắm bắt những xu hướng và kiến thức mới nhất trong ngành. Điều này giúp bạn cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự nhạy bén trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.
- Tự phát triền các kỹ năng mềm cho bản thân bằng các tham gia các hoạt động.
Các yếu tố mà nhà tuyển dụng cần cân nhắc khi chọn ứng viên?
- Kỹ năng và kinh nghiệm: Đánh giá kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của ứng viên trong lĩnh vực liên quan. Xem xét sự phù hợp của kỹ năng và kinh nghiệm đó với yêu cầu công việc để đảm bảo ứng viên có khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả.
- Tương thích nhóm và kỹ năng giao tiếp: Xem xét khả năng làm việc trong nhóm và kỹ năng giao tiếp của ứng viên. Điều này bao gồm khả năng hợp tác, giao tiếp hiệu quả và thể hiện sự linh hoạt trong công việc nhóm.
- Động lực và sự cam kết: Đánh giá mức độ đam mê, động lực và cam kết của ứng viên đối với công việc và sự phát triển trong công ty. Ứng viên có động lực cao thường có khả năng tiếp thu nhanh, thích học hỏi và đóng góp tích cực.
- Tính linh hoạt và thích ứng: Xem xét khả năng thích ứng và linh hoạt của ứng viên trong môi trường làm việc đa dạng và thay đổi nhanh chóng. Tính linh hoạt và thích ứng giúp ứng viên đối mặt và giải quyết các thách thức công việc một cách hiệu quả.
- Thái độ và phẩm chất cá nhân: Đánh giá thái độ làm việc, đạo đức làm việc và đạo đức chuyên nghiệp của ứng viên. Những phẩm chất cá nhân như trung thực, tự tin, tổ chức, và trách nhiệm cũng là những yếu tố quan trọng cần xem xét.
Tuy nhiên, các yếu tố này có thể thay đổi tùy theo từng vị trí công việc và yêu cầu của công ty.
Một số hình ảnh tại buổi Workshop