Chia sẻ tri thức

4 sai lầm phổ biến trong khi hiểu và áp dụng BSC & KPI

5/5 - (1 vote)

BSC và KPI là bộ công cụ đánh giá năng suất hiệu quả của nhân viên nhưng chưa được biết đến và áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp, hoặc áp dụng chưa đúng.

KPI (Key Performance Indicator) là công cụ đo lường hiệu suất làm việc, giúp doanh nghiệp có thể tính toán trước được kết quả và từ đó theo dõi quá trình tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra. Còn BSC (Balance Scoredcard) là một hệ thống quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá, hay nói cách khác, BSC chính là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể của tổ chức.

BSC và KPI là “cặp đôi hoàn hảo” kết nối chiến lược kinh doanh và chiến lược lãnh đạo. Chúng giúp nhà lãnh đạo triển khai chiến lược, tầm nhìn lớn thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể đến từng nhân viên.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Khắc Long – CEO, đồng sáng lập The OlymWorld Academy®, nhiều nhà quản trị doanh nghiệp vẫn còn mắc sai lầm trong việc hiểu và áp dụng BSC và KPI, khiến cho bộ công cụ này không phát huy được hiệu quả. Những sai lầm đó bao gồm:

1. Nhầm lẫn giữa kế hoạch kinh doanh và các chỉ tiêu KPI

Nhiều doanh nghiệp bị nhầm lẫn giữa các chỉ số hiệu suất cốt yếu (KPI) với bản kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp. Điều này kéo theo sai lầm nghiêm trọng và mang tính hệ thống trong toàn tổ chức: mỗi cá nhân chạy theo các chỉ tiêu riêng hoặc của nhóm và chệch khỏi các chỉ tiêu cốt yếu của cả tổ chức.

2. Áp dụng BSC và KPI một cách nửa vời

Còn khá nhiều doanh nghiệp triển khai hệ thống BSC và KPI một cách “nửa vời”. Các mục tiêu chính của công ty truyền đạt đến được đội ngũ quản lý cấp trung, còn những nhân viên trực tiếp làm việc lại làm việc theo một hệ thống chỉ tiêu chung chung khác, không có sự phân hóa rõ ràng cho từng bộ phận. Thậm chí, các chỉ tiêu này có thể hoàn toàn không liên quan đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

3. Chưa có hệ thống đo lường, giám sát chính xác

Nhiều doanh nghiệp áp dụng BSC và KPI khi chưa có hạ tầng thu thập thông tin toàn diện để giám sát và đánh giá quá trình, kết quả thực hiện của các bộ phận, cá nhân. Việc đánh giá thiếu chính xác này khiến nhà quản lý, lãnh đạo không đưa ra được các biện pháp thúc đẩy kịp thời làm hệ thống BSC và KPI mất đi rất nhiều tác dụng vốn có của nó.

4. Chiến lược kinh doanh mơ hồ

Trong nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp “chết non” thì thiếu một chiến lược cụ thể là nguyên nhân vô cùng phổ biến. Nhiều nhà lãnh đạo khi được hỏi đến chiến lược kinh doanh thường hô hào chung chung đại loại như “công ty sẽ vươn lên vị trí TOP 5 của ngành trong 10 năm tới”. Vấn đề nằm ở chỗ, doanh nghiệp cần tiến thêm một bước, chính là “chi tiết hóa” mục tiêu lớn đó. Ví dụ doanh nghiệp sẽ dẫn đầu về lượng khách hàng hay doanh thu hay chất lượng dịch vụ… từ đó áp dụng BSC và KPI để thiết lập những mục tiêu cụ thể và đo lường kết quả cho từng bộ phận.

Nguồn: doanhnhanonline.com.vn

 

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo