Hồ sơ xin việc gồm những gì? Bạn cần sắp xếp hồ sơ như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Để việc chuẩn bị hồ sơ được thuận lợi, bạn nên biến nó thành checklist để có thể dễ dàng kiểm soát quá trình chuẩn bị. Dưới đây là 7 bước giúp bạn đơn giản hóa các đầu việc.
Đảm bảo rằng bạn đã nắm chắc yêu cầu về hồ sơ
Hãy đọc kỹ JD để biết bạn cần nộp gì trong hồ sơ. Thông thường, các công ty sẽ yêu cầu một bản tóm tắt cá nhân hay CV. Nhưng trong một vài trường hợp, bạn sẽ cần thêm một vài tài liệu khác nữa. Lên danh sách những thứ cần chuẩn bị để đảm bảo không bỏ sót bất cứ gì. Bạn nên bắt đầu nó sớm bởi đôi khi nó sẽ tốn thời gian hoặc cần xác nhận của bên thứ ba.
Làm nổi bật kinh nghiệm hay thành tựu của bạn
Nhà tuyển dụng nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong một lần tuyển dụng. Giữa những hồ sơ giống nhau, hồ sơ trình bày rõ ràng, nổi bật sẽ là một khởi đầu tốt. Hãy nhớ thể hiện rõ ràng những phần bạn muốn nhà tuyển dụng đọc được trên hồ sơ xin việc. Đó là những kinh nghiệm, thành tựu mà bạn đạt được có liên quan đến công việc. Điều này sẽ khiến công ty có ấn tượng hơn với bạn và đánh giá cao.
Tạo một thư xin việc phù hợp với công việc
Thư xin việc sẽ nói lên con người của bạn và tạo cho nhà tuyển dụng những ấn tượng đầu tiên về tính cách bạn. Chính vì thế, hãy thật chuyên nghiệp và giới thiệu cho nhà tuyển dụng những gì bạn có thể làm.
Thư xin việc không nên dài quá một trang, diễn tả tại sao bạn muốn làm việc ở công ty. Đó có thể là điều gì đó về văn hóa công ty, hay điều thúc đẩy bạn,… Và đừng quên nhấn mạnh những điều bạn muốn nhà tuyển dụng đọc.
Kiểm tra kỹ hồ sơ trước khi gửi đi
Chính tả và trình bày là một yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó hãy kiểm tra thật kỹ các lỗi chính tả, nếu không nó sẽ là một điểm trừ rất lớn cho hồ sơ của bạn. Một tip nhỏ là bạn nên đọc lại nó sau khi hoàn thiện ít nhất 1 ngày, để khách quan nhất có thể.
Nếu đây là lần đầu bạn làm hồ sơ, có thể nhờ một người đã có kinh nghiệm nhận xét cho bạn. Nhận xét khách quan là vô cùng quý giá, và đặc biệt là trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Kiểm tra phần thông tin liên hệ
Hãy chắc chắn các thông tin đó dễ để liên hệ. Ví dụ các nền tảng được nhà tuyển dụng sử dụng nhiều như Linkedin, Gmail,… Ngoài ra, cũng kiểm tra xem các thông tin đó đã đúng và dễ tìm chưa. Đặc biệt, nếu hồ sơ của bạn nhiều hơn một tài liệu, hãy đảm bảo là tài liệu nào cũng có thông tin liên hệ.
Gửi hồ sơ xin việc
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, hãy đổi tên file thật ngắn gọn và súc tích. Một vài công ty sẽ có yêu cầu về cách đặt tên files. Nếu có nhiều hơn một tài liệu, đảm bảo từng file có tên cụ thể và nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm kiếm.
Trước khi gửi nhớ kiểm tra lại các yêu cầu và đảm bảo bạn đã hoàn thành đủ. Cũng nên giữ lại bản mềm của tất cả các tài liệu trong trường hợp bạn cần nó trong tương lai.
Hãy để ý điện thoại và hòm thư
Nếu bạn apply nhiều hơn một công việc trong một thời gian, hãy lưu lại thông tin của từng bên dưới dạng checklist hay spreadsheet. Các cột sẽ gồm vị trí apply, ngày apply, người liên hệ với bạn hay cập nhật giai đoạn apply.
Ngoài ra, nhớ để ý điện thoại và hòm thư thường xuyên để chắc chắn bạn không bị lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào của nhà tuyển dụng.
Liên hệ
Công ty Giải pháp Công nghệ OOC
_______________________________
Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp digiiMS
digiiHRCore | digiiC&B | digiiCAT | digiiTeamW (KPI, OKR)
Hotline/Zalo: 0886595688
Email: [email protected]
Website: https://ooc.vn
VP: Tầng 15, Tòa nhà Viwaseen, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.