
Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch trong cơ cấu lực lượng lao động từ Gen Y (Millennials) sang Gen Z (Generation Z). Những người thuộc Gen Y (sinh ra trong khoảng 1980-1995) đang trải qua sự ổn định trong sự nghiệp khi những nhân viên sinh ra ở cuối giai đoạn này cũng dần bước sang tuổi 30. Như một làn sóng nối tiếp, Gen Z ( sinh ra trong khoảng 1995-2010) sẽ nhanh chóng trở thành nhân tố trẻ điền vào khoảng trống trong lực lượng lao động mà Gen Y để lại.
Tính đến năm 2019, khoảng 32% dân số thế giới là Gen Z ( theo Bloomberg) và trong số đó có 24% họ đang tham gia lao động vào năm 2020 (ManpowerGroup, 2016) . Sinh ra trong một thời kỳ phát triển nhưng nhiều biến động, Gen Z mang nhiều đặc điểm tính cách, quan điểm và phong cách giải quyết khác so với những thế hệ trước. Vì vậy, để tiếp cận được đối tượng này, các nhà quản lý cần có những chiến lượng tuyển dụng mang tính cách mạng, tạo ra sức hút trẻ trung phù hợp với văn hóa Gen Z.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm về những nét phá cách trong đặc điểm của Gen Z và cách tiếp cận phù hợp của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý nhân sự digiiHR – Giữ chân nhân tài
1. Gen Z nhạy cảm với công nghệ
Một điều hiển nhiên, sinh ra trong thời kỳ công nghiệp hóa toàn diện, Gen Z có độ tiếp cận và am hiểu công nghệ đặc biệt cao hơn các gen khác. Bên cạnh đó, họ cũng có thể vận dụng gần như tối đa các chức năng, công cụ công nghệ trong công việc để gia tăng năng suất và giảm thời gian. Một nghiên cứu gần đây của Dell Technologies với 12.000 Gen Z, 91% trong số họ nói công nghệ tại nơi làm việc sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp khi được đề xuất những cơ hội tương đồng.
Hơn nữa, Gen Z cũng rất nhạy cảm với các cách thức giao tiếp trực tuyến và mạng xã hội. Những nền tảng ảo này đang trở thành kênh giao tiếp và cập nhật thông tin chính với thời lượng tham gia nhiều đáng kể. Trung bình mỗi Gen Z tại Việt Nam đều có một tài khoản Facebook chưa kể kết hợp sử dụng thêm Instagram, Youtube, Twitter.
Tăng độ hiện diện online của công ty
Một giao diện web ưa nhìn, chạm đến trải nghiệm của người dùng thêm sự mạch lạc trong phân bố các trường thông tin và một tốc tốc truy cập đủ nhanh sẽ là những bước nỗ lực bước đầu giữ chân ứng viên ở lại lâu và tìm hiểu sâu. Ấn tượng ban đầu này sẽ ngay lập tức được chuyển thành đánh giá chủ quan về mức độ tân tiến, hợp thời của công ty. Và sẽ thật không may mắn nếu công ty có một trang giao diện kém chỉn chu sẽ dễ dàng bị gắn mác là “không đẳng cấp”, “thiếu chuyên nghiệp” và trở nên kém thu hút các ứng viên trội công nghệ.
Fanpage trên các trang mạng xã hội cũng là một điều cần lưu tâm trong nỗ lực tuyển dụng. Đây chính là kênh giao tiếp nhanh, hiệu quả nhất, trực tiếp chạm đến một số lượng khổng lồ những ứng viên tiềm năng. Hiểu được điều này, công ty nên sử dụng mạng xã hội như kênh quảng cáo không trả phí về hình ảnh thân hiện, hoạt động sôi nổi cũng như sự đổi mới của công ty tới những ứng viên.
Đặc biệt, lương theo thói quen mua hàng online chỉ cần đọc đánh giá, bình luận để đưa ra quyết định, Gen Z cũng đang đưa ra lựa chọn nghề nghiệp dựa trên một phần feedback về công ty được chia sẻ trong các hội nhóm. Vậy nên, xây dựng hình ảnh bên ngoài là chưa đủ, tổ chức của bạn phải “xanh”, “sạch” từ cả bên trong.
Tìm hiểu thêm: Những thách thức trong quản trị và phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu trong doanh nghiệp Việt Nam
2. Gen Z không thích rủi ro
So với những thế hệ trước, Gen Z có tính bảo hộ trước những rủi ro mạnh mẽ hơn. Điều này được lý giải bởi một thực tế rằng họ đã phát triển trong một thế giới không ổn định với nhiều điều bấp bênh tiềm tàng như khủng suy thoái toàn cầu năm 2008 hay đại dịch Covid 19. Những sự không chắc chắn về tài chính hoặc an toàn sức khỏe hình thành trong họ một ý chí cần phải có lớp khiên kiên cố, bảo vệ họ trước những khó khăn.
Chính vì vậy, thế hệ này có xu hướng tìm kiếm những ông chủ có thể đề xuất ổn định, an toàn và cơ hội phát triển. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu Business News Daily với hơn 40% Gen Z khi họ bày tỏ về các yêu cầu trong mục tiêu nghề nghiệp của họ. Cũng trong báo cáo, 69% sẽ chọn một công việc ổn định thay vì một đam mê còn nhiều bấp bênh và 36% lo lắng khi bị kẹt tại một vị trí.
Hãy nhấn mạnh tính ổn định và cơ hội phát triển trong công việc
Sự an toàn trong công việc nó được thể hiện ngay trong chính sách chăm sóc sức khỏe, nghỉ có lương hay những cam kết, phúc lợi của công ty trong mùa dịch. 35% Gen Z cho biết rằng họ bắt đầu có kế hoạch tiết kiệm cho nghỉ hưu và một số lương đáng kế 12% thanh thiếu niên đang thực hiện điều này( theo CNBC ). Như vậy, Gen Z khá quan trọng đến tiền lương, phúc lợi họ nhân được bên cạnh cơ hội được mở mang phát triển. Gen Z quan trọng điều đó đến vậy là vì họ sống khá độc lập nên mãnh liệt muốn tự chăm sóc của cuộc sống của mình và những khoản tài chính từ công việc sẽ là nhu cầu cần thiết.
Bên cạnh đó, họ ý thức được tầm quan trọng và lợi ích mà những cơ hội học hỏi mang lại cho họ trên con đường sự nghiệp. Vậy nên, doanh nghiệp hãy vẽ cho họ những kế hoạch phát triển trong một,hai năm tới, cách thức đạt được cũng như đích đến ở đâu.
Họ cũng là những người rất thức thời về sự thay đổi chóng mặt của những yêu cầu về lực lượng lao động tương lai. 62% tin rằng những kỹ năng công nghệ cứng đang thay đổi nhanh hơn bởi 4.0 và 59% họ tin rằng mình có thể thất nghiệp nếu tiếp tục làm công việc hiện tại sau 20 năm sau ( Emily Poague, 2018 ). Vậy nên khiến họ cảm thấy mình vẫn có giá trị dù thời gian có thay đổi bằng cách đầu tư phát triển kỹ năng và con người sẽ là giá trị sau cùng giữ chân họ.
3. Gen Z độc lập
Gen Z có một sự độc lập trong lối tư duy và tự mình giải quyết vấn đề trước khi than phiền hoặc nhờ sự trợ giúp. Đặc điểm đã phản chiếu tích cực trong cách họ làm việc và đối mặt với khó khăn. Chính sự thích thú từ bên trong đã mãnh liệt truyền họ năng lượng để tiếp cận tri thức, và vận dụng công nghệ để giải quyết vấn đề. Một thói quen thường thấy là họ quen với việc hỏi Google trước xin lời khuyên.
Nếu các thế hệ trước họ quen với văn hóa làm việc nhóm, thì ngược lại với thế hệ này văn hóa làm việc một mình lại lên ngôi. Đó cũng là điều dễ hiểu khi tỷ lệ startup ở thế này rất cao 72% cho học sinh trung học phổ thông và 64% ở sinh viên đại học. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là họ thích Facebook nhưng lại thích giao tiếp mặt đối mặt (72% Gen Z báo cáo, theo Inc).
Hãy tập trung vào sự linh hoạt và trao quyền
Hãy cho họ nhiều hơn sự tự do và linh hoạt sẽ một cách vận hành tối ưu để thu hút các ứng viên tài năng và độc lập. The Forbes, một nửa Gen Z ưu tiên độ linh hoạt khi chọn công việc, vậy nên hãy nhấn mạnh điều này trong quá trình tuyển dụng và sẵn sàng cởi mở trong việc làm việc từ xa.
Vì tinh thần làm việc sẵn có của Gen Z nên hãy để họ chủ động lập kế hoạch làm việc và đào sâu vấn đề họ đang đảm nhận. Hãy trao quyền và để họ chịu trách nhiệm về những quyết định và nhiệm vụ của mình. Thay vì cố gắng kiểm soát xem họ đang làm gì, hãy cho họ những lời khuyên thường xuyên và cho họ thấy một lòng tin nơi bạn.
4. Gen Z rất “chiến”
Thật dễ nhận biết, Gen Z biết họ muốn cái gì và sẵn sàng cố gắng để đạt được nó. Họ bày tỏ một sự thích thú với những cuộc cạnh tranh lành mạnh bởi họ muốn được thể hiện và khám phá bản thân mình. Nếu thế hệ trước họ thích vận hành theo nhóm, trách nhiệm được san đều cho số đầu người nhưng với Gen Z họ lại khẳng định bản thân và tạo dấu ấn theo cách riêng.

Tuy nhiên không chỉ có sự “chiến” đó truyền năng lượng để đạt thăng tiến hay khoản hoa hồng, họ đang cố gắng để được công nhận và đánh giá cao của sếp, đồng nghiệp. 97% nói rằng họ sẵn sàng và cởi mở nhận góp ý và lời khuyên (theo EY) và ham tìm tòi về những cách thức cụ thể để cải thiện hiệu suất và nâng cấp sự nghiệp.
Nhìn nhận đúng cách và đưa ra góp ý thường xuyên
Để tuyển dụng và duy trì lâu dài lực lượng trẻ nhưng hiếu chiến này, việc đánh giá đúng họ sẽ mang cho Gen Z nhiều cảm giác thành tựu. Trong một nghiên cứu năm 2019 về Gen Y và Gen Z, sự công nhận và phần thưởng sẽ khiến 79% người tham gia cam kết trung thành với công ty. Tuy nhiên, 50% chưa thấy được điều này ở quản lý của họ. Thực tế là họ không cần nâng niu từng chút nhưng chỉ cần cho họ thấy rằng những nỗ lực của họ là xứng đáng và có giá trị sẽ là nguồn năng lượng giữ họ tập trung làm việc.
Để giữ được lửa và lòng nhiệt thành của của nhân viên, một chiến thuật hữu ích khác chính là thường xuyên cho họ những lời góp ý. Những kỳ đánh giá cuối năm là không đủ – khoảng 60% Gen Z muốn đa kiểm tra bởi quản lý của họ theo tuần. Nhung đồng thời, những buổi góp ý đến cả tiếng cũng không phải là thứ họ mong đợi, hãy để những góp ý chỉ nên diễn ra trong 5-7 phút.
5. Gen Z cởi mở
Những thay đổi lớn trong những năm tháng hình thành của thế hệ Gen Z đã có những ảnh hưởng đến tính cách của họ. Trong họ luôn có một tâm thế cởi mở, sẵn sàng lắng nghe và có nhận thức về sự đa dạng cũng như hội nhập. Sự đa dạng thể hiện rất rõ trong quan điểm của Gen Z về bản dạng giới, môi trường, góc nhìn của cái đẹp và sự riêng tư. Cùng vì thế mà 70% Gen Z mạnh mẽ ủng hộ cần nhà vệ sinh công cộng cho đa dạng giới so với 57% Gen Y (theo Vice).
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý nhân sự digiiHR – Giữ chân nhân tài
Họ mạnh mẽ đứng dậy để bảo vệ không chỉ cho lợi ích cá nhân mà còn cho cộng đồng và xã hội. Và ngày càng rõ ràng rằng, trong thế giới của Gen Z sẽ có ít hơn những rào cản, những định kiến ngăn cản họ hòa nhập và kết nối. Những hoạt động cộng đồng, những tổ chức từ thiện những buổi giao lưu đa văn hóa đang được các bạn trẻ Gen Z thúc đẩy mạnh mẽ.
Hãy làm nổi bật sự đa dạng và hội nhập của công ty
Với một quan điểm cởi mở, Gen Z đã hình thành nên cho mình một tâm thế đón nhận và sẵn sàng trải nghiệm. Đó cũng chính là điều Gen Z mong muốn ngược lại từ nhà tuyển dụng. Sự đa dạng trong cách thức quản lý và đánh giá năng lực, hiệu suất cũng là một chiến lược tốt để giữ chân nhóm nhân tài này.
Sự đa dạng và hội nhập của công ty còn nên đến từ trong văn hóa doanh nghiệp. Cách nhìn nhận, lắng nghe ý kiến và xem trọng quan điểm của người mới chính là cách tốt nhất đến người trẻ đặc biệt là Gen Z cảm nhận được sự hội nhập và chuyên nghiệp. Mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý không còn bị kiểm soát gay gắt bởi những lễ nghi, phép tắc. Hãy để tinh thân mạnh dạn, dám bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng bao trùm lên không khí các buổi họp.
Tìm hiểu thêm: Những thách thức trong quản trị và phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu trong doanh nghiệp Việt Nam
6. Gen Z hướng đến giá trị chân thực
Gen Z có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm có đạo đức và tránh sử dụng các thương hiệu dính tới bê bối. Những công ty có bối cảnh không trong sạch, hoạt động kinh doanh mập mờ sẽ là những cái tên đầu tiên bị gạch đi. Và tin vui là họ bị thu hút bởi những có công ty có mục tiêu hoạt động rõ ràng, trong sạch trong cả thói quen tiêu dùng và lựa chọn nghề nghiệp.
Ở khía cạnh nghề nghiệp, họ tìm kiếm những nhà quản lý trung thực và thanh liêm với 38% đồng ý, theo một nghiên cứu. Vậy hãy cho họ thấy họ được đánh giá dựa trên một chính sách lương thưởng công bằng và minh bạch trong cơ hội thăng tiến. Mặc dù sống trong thời đại công nghệ lên ngồi và len lỏi sâu trong từng nhịp thở, 74% họ thích giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt trong môi trường làm việc.
Hãy chân thành, trung thực
Cho thấy tác động tích cực mà công việc của bạn sẽ đem lại tác động tích cực tới xã hội có thể là một điểm thu hút lớn đối với thế hệ Z. Ngay cả khi vai trò được đề cập sẽ không thay đổi thế giới, việc nhấn mạnh những thứ như cơ hội tình nguyện do công ty tài trợ, cam kết minh bạch và trả lương công bằng cũng có thể khiến công ty của bạn nổi bật. Cũng như sự đa dạng, tính xác thực chính là chìa khóa. Vì vậy nếu công ty của bạn đang nỗ lực cải thiện nhưng vẫn chưa hoàn toàn đạt được, việc nêu bật những nỗ lực này phần nào cũng mang lại những hảo cảm.
Tính xác thực nên được thể hiện ngay trong mô tả công việc, trang web nghề nghiệp và thông điệp thương hiệu nhà tuyển dụng truyền tải của bạn. Một điều không nên tạo ra đó là sự khó gần, thiếu thân thiện hay quá “giả trân”. Hãy bắt đầu tạo sự chân thật về chính sách, lợi ích và cơ hội phát triển ngay từ buổi đầu phỏng vấn để Gen Z có thể hoàn toàn cảm nhận được văn hóa đáng trân trọng này.
Thế hệ Z đang bước tới và đã đến lúc chuẩn bị sẵn sàng
Có thể cảm giác như hôm qua Gen Y vừa gây náo động thị trường việc làm nhưng hôm nay Gen Z đã tới và sẽ nắm bắt cơ hội của riêng họ. Vậy thời điểm để sẵn sàng chào đón họ chính là bây giờ.
Tiền thực sự quan trọng đối với họ, nhưng nó không phải là tất cả. Họ làm việc cho ai sự phản ánh tính cách của họ lên người đó, vì vậy Gen Z muốn cùng các nhà tuyển dụng chia sẻ giá trị chân thực nhất. Nếu bạn có thể phù hợp với sự nhiệt tình và cam kết tạo ảnh hưởng của họ trên thế giới, họ sẽ háo hức tham gia công ty của bạn.
Kết luận
Thế hệ Z biết họ muốn gì và đòi hỏi rất nhiều từ người sử dụng lao động – nhưng đổi lại họ làm việc chăm chỉ và hiệu quả đáng kể. Họ đã hoạch định những nấc thang quan trọng trong sự nghiệp và đang tìm kiếm một công ty có thể giúp họ thực hiện những bước đi thông minh để leo lên nó. Nó có thể là thông qua cơ hội học hỏi, phản hồi thường xuyên hay cơ hội chứng tỏ bản thân. Hãy tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm tính cách để chiêu mộ họ về đội của bạn.
Nguồn tham khảo: 6 Gen Z Traits You Need to Know to Attract, Hire, and Retain Them
Liên hệ
Công ty Giải pháp Công nghệ OOC
_______________________________
Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp digiiMS
digiiHRCore | digiiC&B | digiiCAT | digiiTeamW (KPI, OKR)
Hotline/Zalo: 0886595688
Email: [email protected]
Website: https://ooc.vn
VP: Tầng 15, Tòa nhà Viwaseen, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.