Korean Air được biết đến là một trong những hãng bay lớn nhất khu vực Châu Á. Với dịch vụ tuyệt vời của mình, Korean Air đã trở thành một trong những cái tên vô cùng nổi bật trong thị trường hàng không quốc tế và được khách hàng vô cùng tin cậy. Đến với bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích mô hình SWOT của thương hiệu hàng không uy tín này.
Mô hình SWOT là gì?
SWOT là một công cụ hữu dụng để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình này gồm 4 yếu tố:
- Strengs (S): Điểm mạnh.
- Weakness (W): Điểm yếu.
- Opportunities (O): Cơ hội.
- Threats (T): Nguy cơ.
Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố bên ngoài và trong chính nội bộ của doanh nghiệp. Nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, việc đánh giá SWOT còn phụ thuộc vào khả năng đánh giá có thực sự tốt hay không? Đặc biệt là khi môi trường kinh doanh đang có những biến hóa không ngừng. Từ những lựa chọn này, thương hiệu sẽ có những chiến lược phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Giới thiệu sơ lược về hãng hàng không Korean Air
Tên công ty | Korean Air Lines Co., Ltd. |
Địa chỉ | 260, Haneul-gil, Gangseo-gu, Seoul, Hàn Quốc. |
Ngày thành lập | 01/03/1969 |
Lĩnh vực kinh doanh | Hành khách, Hàng hóa, Hàng không vũ trụ |
Số máy bay | 157 |
Tuyến bay |
|
Mô hình SWOT của hãng hàng không Korean Air
Khẩu hiệu của Korean Air là “Dịch vụ xuất sắc trong chuyến bay” với nỗ lực cung cấp cho quý khách các tiêu chuẩn an toàn vượt trội và các dịch vụ nổi bật. Dù có sứ mệnh như thế nào thì Korean Air vẫn tồn tại trên thị trường dưới tư cách là một doanh nghiệp như bao doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, mô hình SWOT quyết định rất lớn đến thành công hiện tại cũng như những kế hoạch trong tương lai của hãng hàng không này.
1. Strengths – Điểm mạnh:
– Tiếp cận thị trường rộng khắp trên 45 quốc gia
– Korean Air khởi nguồn là hãng hàng không thuộc chính phủ Hàn Quốc. Do đó nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ Hàn Quốc
– Tham gia vào nhiều sáng kiến thân thiện với môi trường
– Có gần 130 điểm đến trên khắp thế giới
– Đây là một trong những hãng hàng không hàng đầu về hành khách
– Chương trình khách hàng thân thiết Skypass của Korean Air rất phổ biến đối với hành khách. Nhờ đó, Korean Air trở thành lựa chọn của nhiều khách du lịch hơn (Korean Air đã xây dựng mối quan hệ toàn cầu gọi đội là “Sky”, do đó Korean Air liên minh với các hãng hàng không quốc tế như Russian Airlines, AeroMexico, Air France, KLM, Alitalia, Continental Airlines, Czech Airlines và Delta. Skypass là chương trình hỗ trợ lòng trung thành thường xuyên của khách hàng Korean Air, cung cấp nhiều cơ hội về giảm giá, hàng trình…)
2. Weaknesses – Điểm yếu
– Giá vé của Korean Air trung bình luôn cao hơn các hãng hàng không khác của Hàn Quốc, cụ thể là những hãng hàng không giá rẻ khác như Air Busan, T’way Airlines,… bởi lẽ đã từ lâu Korean Air nổi danh là hãng hàng không với dịch vụ tốt nhất.
Điều này sẽ khiến Korean Air mất đi một lượng thị phần trong tập khách hàng của mình, đặc biệt là những khách hàng bình dân, không có những yêu cầu quá cao trong việc di chuyển.
3. Opportunities – Cơ hội
– Triển vọng tích cực đối với ngành du lịch. Xứ sở kim chi nổi danh là địa điểm du lịch hấp dẫn hàng năm và ngành hàng không sẽ thu lại được lợi ích không hề nhỏ bởi triển vọng này. Với danh nghĩa là hãng hàng không lớn nhất với độ tin cậy cao, sự an toàn,dịch vụ hoàn hảo, chắc chắn Korean Air sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho khách du lịch, cả hiện tại và tương lai
– Korean Air là một trong những hãng hàng không sáng tạo nhất thế giới, với việc họ tham gia vào nghiên cứu và sản xuất hàng không vũ trụ. (KAL -ASD). Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của Korean Air ngày càng trở nên mạnh mẽ, tin cậy và cũng là đòn bẩy cho sự hoạt động của KAL -ASD.
4. Thách thức – Threat
- Giá nhiên liệu
Hàn Quốc không có tài nguyên nhiên liệu. Khi thay đổi tình hình kinh tế, Korean Air có thể cần phải trả nhiều giá nhiên liệu hơn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
- Biến động ngoại tệ
Sự thay đổi và biến động của ngoại tệ ảnh hưởng hầu hết đến mọi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia như Korean Air
- Chi phí nhân công tăng và thay đổi chính sách của chính phủ
- Những đối thủ cạnh tranh hàng đầu đang có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ trong thời gian gần đây: Asiana Airlines…
Bất kì doanh nghiệp nào cũng nên hiểu về mô hình SWOT của chính mình, đây chính là tiền đề để phát triển, góp phần nhìn nhận đúng đắn vị trí của doanh nghiệp để hoạch định chính xác hướng đi trong tương lai. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có mô hình SWOT khác nhau, nhìn nhận đúng năng lực của mình, giống như Korean Air, sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Nguồn: Công ty Giải pháp và Công nghệ OOC
Đọc thêm:
Bamboo Airway sử dụng vũ khí nào để cạnh tranh trên thị trường hàng không?
“Bậc thầy” tâm lý học Walmart và chiến lược áp đảo 4 giác quan khách hàng