Blockchain và xu hướng ngân hàng ảo của tương lai

Blockchain và xu hướng ngân hàng ảo của tương lai

Blockchain và xu hướng ngân hàng ảo của tương lai

Rate this post

Last updated on 25/05/2023

Ngân hàng ảo trên công nghệ Blockchain là gì?

Blockchain là nền tảng công nghệ để xây dựng tiền mã hóa, gồm chuỗi các khối liên kết với nhau bằng kỹ thuật mật mã. Mỗi khối đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm theo tem thời gian và dữ liệu giao dịch. Hiểu một cách đơn giản, Blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng hay bất kỳ dữ liệu gì mà chúng ta cần ghi chép một cách độc lập để xác minh sự tồn tại của nó. 

Ngân hàng ảo, hay ngân hàng kỹ thuật số là loại hình ngân hàng được xây dựng trên nền tảng công nghệ Blockchain, chỉ hoạt động trên Internet, không có trụ sở và chi nhánh với tất cả các dịch vụ được cung cấp trực tuyến. Đằng sau các ngân hàng này thường là các công ty công nghệ lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính – fintech, thuật ngữ kết hợp giữa tài chính (finance) và công nghệ (technology).

Xu hướng ngân hàng ảo xuất hiện từ khi nào?

Ngay từ những năm 1990, sự phát triển của mạng Internet đã tạo tiền đề giúp các ngân hàng trực tuyến bắt đầu trở thành hoạt động bình thường. Đầu năm 2000, hệ thống thương mại điện tử đã dẫn đến sự hình thành ngân hàng số hiện đại. Và trong năm 2019, Singapore mới đây đã thông báo về việc nghiên cứu cấp phép hoạt động cho 4 ngân hàng ảo, trong khi chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) cũng bắt đầu cấp giấy phép cho 8 ngân hàng ảo dựa trên mô hình kinh doanh kỹ thuật số.

Ở châu Á, những công ty công nghệ lớn đang đe dọa ‘phá vỡ’ ngành công nghiệp tài chính bằng các dịch vụ ngân hàng ảo. Nhiều chuyên gia nhận định, ngân hàng ảo sẽ là bước nhảy vọt lớn cho ngành tài chính và có khả năng vượt qua những người khổng lỗ cũ ở châu Á. Tuy vẫn còn quá sớm để nói các ngân hàng ảo sẽ là người thay đổi cuộc chơi, nhưng rõ ràng con số của ngân hàng thực đang giảm đáng kể khi xu hướng “ngân hàng ảo” ập đến.

Ngân hàng ảo có những lợi thế nào?

1, Khả năng cạnh tranh cao

Lợi ích đầu tiên của ngân hàng ảo là khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch qua thiết bị kết nối Internet, với chi phí hoạt động chỉ bằng 1 – 2% các ngân hàng truyền thông nhờ tiết kiệm chi phí thuê văn phòng và nhân, nên có thể cho vay với lãi suất thấp hơn và thu phí ít hơn.

2, Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động

Ngân hàng ảo được xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain lưu trữ phi tập trung các cơ sở dữ liệu nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm chứng và yên tâm rằng các thông tin được lưu trữ nhờ Blockchain đều rất đáng tin cậy. Ngoài ra, Blockchain còn trợ giúp rất nhiều trong việc chống rửa tiền hoặc các giao dịch không minh bạch do mọi dấu vết giao dịch đều được lưu trữ trên blockchain và không bao giờ thay đổi được.

3, Giao dịch dễ dàng, an toàn và tiện ích

Công nghệ Blockchain tạo ra giao dịch đáng tin cậy, hệ thống các bản ghi điện tử, nhận dạng chính xác và tự động, sau đó sử dụng các hợp đồng thông minh, khiến dòng tiền được trao đổi một cách nhanh chóng, bất kể đó là ngày hay đêm, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

4, Bảo mật và cá nhân hóa

Khách hàng cũng rất cởi mở với mô hình mới này bởi hai lý do: thứ nhất, các ngân hàng ảo được thành lập dưới tên các công ty công nghệ sẽ có lợi thế với kinh nghiệm thực tế để xử lý các loại thiết kế bảo mật, giúp người dùng an tâm về quyền bảo mật và riêng tư; Thứ hai, ngân hàng ảo sử dụng các thành tựu công nghệ nổi bật của Cách mạng công nghiệp 4.0 để phân tích các thói quen, xu hướng tiêu dùng hay mức độ quan tâm của mỗi cá nhân, từ đó cung cấp các dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng khách hàng.

Khó khăn, thách thức khi triển khai ngân hàng ảo là gì?

1, Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Quy định pháp lý và sự điều chỉnh của cơ quan quản lý không theo kịp công nghệ mới làm hạn chế sự phát triển của ngân hàng ảo. Đồng thời có thể gây ra rủi ro pháp lý (vi phạm tuân thủ các quy định phòng chống rửa tiền, KYC, bảo mật dữ liệu, tài khoản và giới hạn giao dịch…) khi các ngân hàng ảo triển khai những ứng dụng công nghệ cao.

2, Thiếu hụt nguồn vốn và nguồn lực

Các ngân hàng ảo vẫn cần chi phí rất lớn cho đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đồng thời các công ty công nghệ cũng cần tiêu tốn nhiều thời gian khi bắt đầu triển khai mô hình ngân hàng số để chuẩn hóa các hoạt động, công nghệ và nguồn nhân lực.

3, Quản trị rủi ro

Đầu tiên là rủi ro khi lựa chọn sai chiến lược, xây dựng kế hoạch, biện pháp, sản phẩm không phù hợp với năng lực, xu hướng của thị trường. Tiếp theo là cần đề phòng ứng phó các sự cố trong chuỗi hoạt động trên Blockchain hay lỗ hổng công nghệ dẫn tới khả năng bị lợi dụng để thực hiện giao dịch trái phép, trộm cắp tiền. Cuối cùng là khi xảy thiệt hại về tài chính, mất vốn xuất phát từ rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng,…

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Tham khảo bài viết

Blockchain truyền tải thông tin an toàn

Doanh nghiệp và người tiêu dùng trong chiến lược chuyển đổi số

Xu hướng quản trị nhân lực 4.0 và những khuyến nghị với Việt Nam

Contact Us