Moneyball ( hay còn gọi với tên tiếng việt là Tiền bi ). Không đơn thuần là bộ phim về thể thao, tác phẩm được đề cử ‘Phim hay nhất’ tại Oscar năm 2012 đem tới cho người xem những cảm xúc rất riêng bởi ngôn ngữ điện ảnh tinh tế của đạo diễn Bennett Miller.
Moneyball được dựng lên từ cuốn sách cùng tên: “Nghệ thuật để chiến thắng trong một trò chơi không công bằng” của nhà văn Michael Lewis xuất bản năm 2003. Bộ phim cung cấp cho người xem những hình ảnh rõ nét nhất về cách mà một đội bóng chày suy thoái về vật chất và tinh thần, sử dụng chiến lược khác biệt để lấy lại thành công. Và đó cũng chính là bài học kinh doanh hữu ích có thể áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay,hãy cùng tìm hiểu về chiến lược Moneyball trong kinh doanh
Từ câu chuyện về Moneyball…
Bộ phim miêu tả lại toàn bộ những nỗ lực của Billy Beane – giám đốc điều hành câu lạc bộ Oakland Athletics, để “xoay chuyển vận mệnh” cho đội bóng chày đang gặp thất bại nặng nề của mình.
Đội bóng Oakland Athletics mở đầu mùa giải những năm 2000 với 11 trận thua liên tiếp, không một nhà đầu tư nào chịu bỏ tiền tài trợ, không một đội bóng nào coi Oakland là đối thủ. Và thậm chí ngay cả những cầu thủ “có chút danh tiếng” trụ cột của đội bóng cũng lần lượt tìm đến những “mỏ vàng” khác với những hợp đồng béo bở ngon lành. Đội bóng phải rất vật lộn trên con đường tìm lại thành công của mình.
Trước tình hình đó, Tổng giám đốc quản lý đội bóng đã quyết định thuê một vị giám đốc điều hành mới, Billy Beane- người sử dụng những chiến lược khác biệt để định hình năng lực cho đội bóng. Thay vì lựa chọn những cầu thủ có danh tiếng – chiến lược mà hầu hết các đội bóng đều sử dụng, ông tìm kiếm nhân tài dựa trên bảng thống kê: Mức độ thường xuyên các cầu thủ bắt được bóng, dù là đập, đi bộ,… Đây dường như là một chiến lược khác biệt, nhưng cho phép ông tìm thấy được những viên kim cương chưa gọt giũa, những cầu thủ đang đợi ngày để được toả sáng. Những cầu thủ bị đội khác loại bỏ vì thành tích kém gần đây vẫn có thể có mức độ đánh giá tuyệt vời. Hơn thế nữa, những cầu thủ này còn trở thành trụ cột của Oakland Athletics. Với chi phí thấp hơn, Billy Beane vẫn tạo ra được sự thành công cho đội bóng của mình.
…Cho đến việc áp dụng Moneyball trong kinh doanh
Hãy cùng tham khảo một số bài học để áp dụng chiến lược Moneyball trong kinh doanh
Trở nên khác biệt
Đôi khi những ý tưởng tuyệt vời nhất được xây dựng dựa trên sự tuyệt vọng và đội bóng Oakland Athletics được xem là điên cuồng khi chọn cầu thủ một cách ngẫu nhiên, chỉ dựa trên một bảng thống kê đơn giản. Khó khăn về mặt tài chính đã đẩy đội bóng đến tình thế nguy hiểm, nhưng cũng chính nhờ đó mà họ đã nghĩ ra chiến lược không phải ai cũng thực hiện được. Và thành công của họ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho việc trở nên “ đặc biệt chứ không dị biệt”.
Trong kinh doanh, người quản lý có thể nghĩ ra nhiều cách để thu hút nhân tài, cải thiện tình hình công ty,… Có những lúc ý tưởng ấy được xem như là điên rồ, nhưng trên hết phải hiểu được rằng sự thay đổi tích cực, lành mạnh rõ rệt của doanh nghiệp mới là điều mà mọi người quản lý cần hướng đến.
Bỏ qua những lời rèm pha
Câu thông điệp cuối phim từ owner của Red Sox nói với Billy đã khiến khán giả suy ngẫm rất nhiều: “Anh là người tiên phong, Billy ạ. Và chính vì lẽ đó, nên việc phải “đổ máu” bởi những đợt ném đá do một cộng đồng đang cộng sinh trong nó là điều không thể tránh khỏi. Để tôi nói thẳng nhé. Ai mà không xáo tung đội hình lên và tái thiết lại khuôn mẫu mà anh đã tạo nên thì họ đã là người tối cổ rồi.”
“Thương trường cũng giống như chiến trường”. Bạn càng đi ngược lại với số đông thì càng gặp nhiều lời đàm tiếu, rèm pha. Điều quan trọng là người quản lý phải có tâm lý thật vững chắc, phải trở nên thật đặc biệt để có thể xây dựng nên những ngành công nghiệp hàng đầu.
Trước khi đội bóng Oakland Athletics thành công, họ cũng đã gặp vô số lời chỉ trích, phê bình về chiến lược của mình. Nhưng rồi sự thành công vượt lên khó khăn tài chính, giành chiến thắng lật ngược tình thế là minh chứng sắt đá và rõ nét nhất. Những lời đàm tiếu bỗng dưng trở nên vô nghĩa, bởi vì họ đã làm được!
Tuyển dụng thông minh
Doanh nghiệp bạn đang tuyển dụng như thế nào? Đầu tư tiền để tuyển dụng một nhân viên có bằng cử nhân quản trị kinh doanh và có 3-5 năm kinh nghiệm? Hay một ứng viên có bằng cao học ở trường top trên thế giới và có đến 10 năm kinh nghiệm? Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều có tâm lý chung đó chính là tuyển dụng được người tài. Họ đầu tư khá nhiều nguồn vốn chỉ để tìm kiếm và phát triển những nhân tài trên. Dần dần, đây sẽ trở thành một cuộc chiến tàn khốc giữa các doanh nghiệp, tốn rất nhiều công sức và tiền bạc.
Thay vì vậy, hãy tập trung vào việc xác định giá trị cốt lõi, cái mà thật sự tạo nên doanh nghiệp của bạn. Đôi khi kinh nghiệm, bằng cấp,… chỉ là những yếu tố bên ngoài, và nó không quyết định được sự phù hợp hay thích ứng trong công việc. Hãy bắt đầu bằng việc xác định những yếu tố thật sự quan trọng với doanh nghiệp bạn, từ đó xây dựng một chế độ tuyển dụng thông minh
Kết luận
Không một doanh nghiệp nào tự tin rằng mình có thể đứng vững giữa những phong ba bão táp của biến động kinh doanh, của khủng hoảng kinh tế,… nhưng điều quan trọng nhất là cái cách mà họ vượt qua nó như thế nào:
“ Những con người có đủ thực quyền và sự sáng suốt, không chối bỏ cách tiếp cận thì mới có thể mở lối thành công”
Nguồn: Business Dictionary
Đọc thêm: