Theo dòng chảy dài của lịch sử, công nghệ đã xuất hiện trong mọi mặt của đời sống. Công nghệ lưu trữ cũng là một lĩnh vực quan trọng và không nằm ngoài cuộc đua này. Lưu trữ dữ liệu đã có nhiều thay đổi lớn. Khởi nguồn chỉ là khắc lên bia đá đơn giản đến công nghệ lưu trữ đám mây phát triển vượt bậc. Trong bài viết này, OOC sẽ cùng các bạn khám phá lịch sử của công nghệ lưu trữ dữ liệu và những thay đổi đáng kinh ngạc của nó.
Lịch sử phát triển của công nghệ lưu trữ dữ liệu
Thời kỳ cổ đại
Ở thời kỳ cổ đại, những hoạt động đời sống của con người diễn ra khá đơn giản. Vì vậy, họ cũng lựa chọn các phương thức tương đối thô sơ để ghi chú lại những thông tin cần thiết. Có hai cách mà người cổ đại thường hay dùng đó là: khắc lên bia đá và sử dụng giấy Papyrus.
Sử dụng chữ tượng hình khắc lên bia đá
Chữ tượng hình là phương thức lưu trữ sơ khai đầu tiên của người cổ đại. Họ sử dụng những hình vẽ đơn giản để khắc lên bia đá những hoạt động thường ngày. Sau này, ở Ai Cập cổ đại, con người tiếp tục phát triển hình thức này. Tuy nhiên, việc khắc lên bia đá gặp khá nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Thêm nữa, những ký tự này sẽ gây khó trong quá trình đọc hiểu. Về lâu dài, việc ghi chép và lưu trữ như vậy sẽ bị hư hỏng nặng nề do chịu sự chi phối từ môi trường như nắng, mưa, ẩm mốc…
Giấy cói papyrus
Ở thời xa xưa, con người chủ yếu ghi chép trên da động vật. Do vậy, người Ai Cập mong muốn tìm ra một loại vật liệu lưu trữ tốt hơn. Vật liệu mà họ tìm thấy được sản xuất từ cây papyrus – một loại cây thuộc họ sậy, cao từ 2 – 3 mét. Chúng có đặc tính khác biệt giúp quá trình ghi chép diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều. Papyrus là loại giấy đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại. Phát minh vĩ đại này đã trở thành một biểu tượng của nền văn hóa Ai Cập cổ. Mặc dù tối ưu hơn rất nhiều so với hình thức trước, song loại giấy này khá cứng và dễ gãy nên rất khó bảo quản. Đồng thời, loại giấy này đòi hỏi khả năng chế tác cực cao từ những người thợ lành nghề.
Thời kỳ trung, cận đại
Cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại nhiều thành tựu lớn cho nền văn hóa nhân loại. Các phát minh vĩ đại đã nối tiếp nhau ra đời đã hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động của con người. Cuộc cách mạng của công nghệ lưu trữ dữ liệu cũng đã đem lại nhiều thành quả vượt trội.
Công nghệ in ấn
Đi cùng với sự ra đời của giấy viết, công nghệ in ấn cũng ngày càng phát triển. Đầu tiên, con người sử dụng phương thức in khắc gỗ hay con gọi là in mộc bản. Công việc cần làm là tiến hành điêu khắc nội dung lên gỗ sau đó nhấn qua mực và được in lên giấy. Nhưng phương pháp này cũng có nhiều hạn chế bởi dễ bị lem mực, đồng thời chi phí cho nó khá cao.
Sau đó, Johannes Gutenberg đã phát minh ra chiếc máy in dấu đầu tiên trên thế giới. Đây là một phát minh vĩ đại, đóng góp to lớn cho nền văn minh loài người. Phát minh này đã mở ra thời đại của công nghệ sao chép hiện đại. Nó tuy không tối ưu như hiện tại nhưng cũng là sự sáng tạo vượt trội của nền công nghệ kỹ thuật.
Lưu trữ vi phim
Vi phim (microfilm) là phương pháp lưu trữ mới và có tuổi thọ lâu dài nếu được bảo quản đúng cách. Vi phim có thể chứa một lượng tài liệu khá lớn nhưng với diện tích nhỏ. Điều này giúp tối ưu được phần lớn khoảng không. Cùng với việc tồn tại những ưu điểm như trên, việc lưu trữ bằng vi phim cũng tồn tại khá nhiều hạn chế. Việc bảo quản bằng vi phim gây khó khăn trong quá trình truy cập và chia sẻ với nhiều người. Đồng thời, việc cập nhật thông tin lên hệ thống cũng gây nên nhiều bất lợi cho người sử dụng.
Công nghệ lưu trữ kỹ thuật số
Các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số được sử dụng khá phổ biến cho đến thời điểm hiện tại. Với các thiết bị nhỏ gọn như ổ cứng, USB, thẻ nhớ, máy ghi âm… đã hỗ trợ đồng bộ số hóa tài liệu rất tốt. Các thiết bị kỹ thuật số này có khả năng bảo mật cao, tìm kiếm và phân loại dữ liệu tốt. Các dữ liệu cũng dễ dàng được chỉnh sửa và sao lưu rất an toàn. Tuy nhiên, việc lưu trữ như vậy cũng tồn tại nhược điểm. Nó có tuổi thọ thấp, dễ bị hỏng hóc và mất dữ liệu nội bộ. Bên cạnh đó, các thiết bị này có dung lượng lưu trữ hạn chế nên cũng gây bất cập lớn khi sử dụng.
Hiện nay, các loại thiết bị kỹ thuật số này được phát triển với nhiều dung lượng khác nhau. Ví dụ như với một chiếc USB với dung lượng lưu trữ là 128GB. Một tài liệu trung bình sẽ có dung lượng từ 100 – 500KB. Vậy với 128GB dung lượng, bạn đã có thể chuyển đổi được gần 270.000 văn bản trong kho. Tương ứng với đó là giải phóng được gần 2.700.000 trang giấy. Một thiết bị nhỏ nhưng lại đem đến hiệu quả chuyển đổi lưu trữ cực lớn.
Giai đoạn hiện đại và tương lai
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã gõ cửa từng nhà. Mọi công nghệ đều cần được cải tiến để bắt kịp xu hướng. Để bắt kịp với thay đổi ngày càng nhanh của thế giới, công nghệ lưu trữ tài liệu cũng có nhiều bước tiến.
Công nghệ lưu trữ điện toán đám mây
Dịch vụ này cho phép người sử dụng công nghệ lưu trữ dữ liệu bằng máy chủ từ xa. Hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến là Google Drive, Dropbox hay OneDrive… Việc lưu trữ bằng Cloud cho phép người dùng truy cập mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, bạn sẽ không bị giới hạn không gian truyền tải dung lượng. Việc truyền tải dữ liệu như vậy sẽ giúp thông tin được truyền đi nhanh chóng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi đăng tải dữ liệu lên trên Cloud cũng gặp nhiều vấn đề khó trong duy trì bảo mật khi nội bộ có sự thay đổi.
Đọc thêm: Điện toán đám mây và vấn đề bảo mật
Công nghệ lưu trữ blockchain
Blockchain là một phương pháp lưu trữ còn khá mới. Phương pháp này yêu cầu tính bảo mật, toàn vẹn khá cao. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tuyệt vời cho mọi loại dữ liệu bởi nhiều thách thức. Blockchain gặp khó khăn khi mở rộng không gian lưu trữ. Tốc độ blockchain đem lại khá chậm so với dữ liệu truyền thống. Phương pháp này được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực pháp lý. Bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các khối, blockchain được sử dụng khi lưu trữ chứng cứ điện tử. Chứng cứ điện tử được lưu trữ như vậy sẽ bảo mật và an toàn tuyệt đối, tránh tình trạng giả danh.
Công nghệ lưu trữ lượng tử
Lưu trữ lượng tử là một phương pháp khá mới với nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. Phương pháp này có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với hệ thống hiện tại. Điều này có được nhờ vào các hiện tượng lượng tử như sự chồng chất và rối lượng tử. Sử dụng các nguyên lý cơ học lượng tử, dữ liệu sẽ được mã hóa an toàn hơn. Ví dụ, việc sử dụng khóa lượng tử (quantum key distribution – QKD) có thể giúp truyền dữ liệu một cách bảo mật. Do bất kỳ sự xâm phạm nào đến từ đối thủ cũng sẽ gặp cảnh báo tại hệ thống. Từ đó, người dùng có thể sớm hình thành tầng bảo vệ an toàn cho dữ liệu.
So sánh của tài liệu truyền thống và tài liệu số hóa
Kết luận
Như vậy, công nghệ lưu trữ dữ liệu trải qua hành trình dài của lịch sử cũng đã có bước phát triển nhảy vọt. Người dùng đang có rất nhiều cơ hội để tiến nhanh, tiến mạnh hơn nữa cùng các kỹ thuật mới. Việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến như vậy sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp trong công tác quản lý tài liệu.