Kế hoạch kinh doanh cho năm mới, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng

Lập kế hoạch kinh doanh cuối năm

Lập kế hoạch kinh doanh cuối năm

Rate this post

Last updated on 24/01/2024

Kế hoạch kinh doanh giúp định hướng doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đến gần hơn với mục tiêu của họ. Ngoài ra, nó cũng là thước đo kết quả, cho phép đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Thông thường, kế hoạch kinh doanh sẽ được lập mới hoặc thay đổi thường niên để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Một doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh linh hoạt và chặt chẽ sẽ mang đến cơ hội thành công cao hơn. Bài viết này sẽ đưa ra cách viết kế hoạch kinh doanh nhanh chóng và dễ dàng.

Tại sao phải viết kế hoạch kinh doanh?

Phát triển doanh nghiệp của bạn nhanh hơn

Lập kế hoạch kinh doanh sẽ tạo nền tảng phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ cần phát triển dựa trên chiến lược cốt lõi giúp công ty phát triển. Tài liệu này được thiết kế để xem xét và điều chỉnh giúp xác định và đạt được mục tiêu.

Nếu không có kế hoạch kinh doanh, dường như doanh nghiệp sẽ rất khó để theo dõi tiến độ, thực hiện điều chỉnh và có các thông tin để tham khảo khi đưa ra quyết định. Kế hoạch đảm bảo bạn có lộ trình cụ thể về những thứ dự định cũng như đã đạt được. 

Tiếp cận nhà đầu tư

Các nhà đầu tư và cung cấp khoản vay cần biết rằng doanh nghiệp của bạn có một kế hoạch và hiểu rõ về định hướng kinh doanh của mình. Cần chứng minh được bạn có chiến lược mạnh mẽ và thực tế, doanh nghiệp có tài chính ổn định. Nghĩa là đưa ra báo cáo tài chính, giải thích về mô hình kinh doanh cho nhà đầu tư. 

Đưa ra các quyết định chiến lược

Thông thường những quyết định lớn sẽ được đưa ra vào các thời điểm tăng trưởng hay suy giảm mạnh mẽ, thậm chí là khủng hoảng. Quản lý cần đưa ra các quyết định mang tính hệ quả cao, và đòi hỏi tốc độ. Nếu không có các kế hoạch cập nhật thường xuyên và các phương án dự phòng, rất có thể dẫn đến các quyết định xa rời mục tiêu của công ty và đưa công ty ra khỏi quỹ đạo. 

Qua kinh doanh rõ ràng, bạn có thể tự tin đưa ra các quyết định bám sát vào kế hoạch. Kế hoạch cung cấp tất cả các thông tin quan trọng, phục vụ mọi giai đoạn cũng như mọi đầu việc từ tuyển dụng, mua bán hay đào tạo. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra các phương án dự phòng, giảm thiểu tối đa rủi ro.

5 tips để lập kế hoạch kinh doanh nhanh chóng

Ngắn gọn

Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn và cô đọng. Thứ nhất, để kế hoạch dễ dàng tiếp cận với người đọc, cần tóm gọn bằng những ý chung nhất, và đính kèm các tài liệu liên quan vào phụ lục. Thứ hai, doanh nghiệp sẽ cần xem lại bản kế hoạch này thường xuyên, vì vậy, nên để nó thật súc tích, để mỗi lần xem lại không tốn quá nhiều thời gian. 

Hiểu tâm lý người đọc

Hãy sử dụng ngôn ngữ chung nhất, dễ hiểu để ai đọc cũng có thể nắm bắt các ý chính. Ví dụ, nếu nhà đầu tư không có quá nhiều kiến thức về lĩnh vực đó, bạn cần biến chủ đề đó trở nên dễ hiểu, từ đó nhận được cơ hội đầu tư cao hơn. Thấu hiểu người đọc, giải thích đơn giản và trực tiếp giúp kế hoạch được đánh giá cao hơn.

Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh

Làm việc thông qua kế hoạch, thử nghiệm vài ý tưởng trước khi thực sự triển khai nó. Để biết kế hoạch khả thi hay không, bạn cần thu thập nhận xét, ý kiến về kế hoạch đó. Có thể nhờ cố vấn hay đồng nghiệp xem xét các yếu tố trong bản kế hoạch hay tham khảo ý kiến từ tập khách hàng tiềm năng.

Bạn càng kiểm tra và đánh giá các yếu tố kỹ càng, kế hoạch kinh doanh càng có khả năng thành công cao hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp tiết kiệm thời gian dành cho một kế hoạch phi thực tế. 

Xác định mục tiêu và đích đến 

Bạn cần biết trước những gì bạn muốn từ doanh nghiệp của mình. Hiểu rõ những điều bạn đang cố gắng đạt được sẽ giúp bạn phát triển kế hoạch kinh doanh một cách cụ thể với những cột mốc cụ thể.

Có thể bạn chưa định hình được những cột mốc đó, nhưng khi bạn bắt tay vào việc lên kế hoạch, bạn có thể xác định được thước đo của thành công, xác định mục tiêu của bạn và phát triển các yếu tố của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cụ thể. Bạn chỉ cần có tầm nhìn hoặc khát vọng để tập trung vào những thứ quan trọng. 

Không ngại sai sót

Trong quá trình lên kế hoạch cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể học hỏi được các công cụ mới, các mô hình thực tế cho công ty. Khi đã hiểu rõ doanh nghiệp của mình, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những ý kiến sát sao và cụ thể nhất. Bạn có thể bắt đầu từ những bản kế hoạch tinh gọn, và từ đó phát triển thành các bản kế hoạch chi tiết, cụ thể hơn.

Thành phần của một kế hoạch kinh doanh

Tóm tắt

Đây là phần tổng quát về kế hoạch kinh doanh của bạn. Nó được xếp ở phần đầu tiên của bản kế hoạch. Độ dài lý tưởng của phần khái quát rơi vào khoảng 2 trang.

Cơ hội

Trả lời câu hỏi: tệp khách hàng của bạn là ai, bạn sẽ giải quyết pain point nào của họ,…

Triển khai

Ở phần này, bạn cần ghi chi tiết: bạn sẽ nắm bắt cơ hội và biến nó thành một kế hoạch khả thi như thế nào. Ngoài ra, cần có các kế hoạch cụ thể của từng bộ phận như marketing, bán hàng, vận hành,…

Tóm tắt về công ty

Các nhà đầu tư sẽ mong muốn một đội ngũ tài năng, tâm huyết. Do đó, bạn cần làm rõ về đội ngũ nhân sự, con người sẽ đảm nhiệm kế hoạch này. Ngoài ra, bạn cần cung cấp cơ cấu pháp lý, các dự án trước đây,… để xây dựng niềm tin.

Kế hoạch tài chính

Bạn cần đưa ra các dự đoán về dòng tiền hay báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán. 

Phụ lục

Nếu bạn có hình ảnh sản phẩm hay các thông tin đính kèm, hãy cho vào phần phụ lục. 

Liên hệ

Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

_______________________________

Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp digiiMS

digiiHRCore | digiiC&B | digiiCAT | digiiTeamW (KPI, OKR)

📞Hotline/Zalo: 0886595688

📩 Email: [email protected]

💻 Website: https://ooc.vn

 

Contact Us