Lộ trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất

Rate this post

Last updated on 13/08/2022

Chuyển đổi số là quá trình cấp bách và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0. Đặc biệt, với doanh nghiệp sản xuất, quá trình này là bắt buộc để không bị tụt lại trong cuộc đua. Vậy lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những bước nào? Lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất phải lưu ý những điều gì?

Chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất

Lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất gồm 6 bước căn bản:

Bước 1: Đánh giá hiện trạng doanh nghiệp

Bước đầu lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất cần phải phân tích được “khoảng trống” giữa:

  • Hiệu quả vận hành và mục tiêu, hệ thống thông tin có đảm bảo?
  • Xác định khoảng trống (cái yếu, thiếu, cái nào có thể thay đổi…) vận hành chức năng: Quản lý sản xuất, quản lý mua hàng, quản lý nguồn nhân lực, tài chính
  • Xác định khoảng trống trong quá trình sản xuất. 
  • Trả lời câu hỏi: “Chuyển đổi số có giải quyết vấn đề và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không?”

Tiếp sau đó, doanh nghiệp cần xác định sự sẵn sàng dựa trên 5 yếu tố:

  • Chiến lược: định hướng ra sao, kỳ vọng chuyển đổi số hay không, mục tiêu ngắn hay dài hạn?
  • Hệ thống: các hệ thống quản lý hiện tại ra sao? Các hoạt động được xử lý như thế nào? Có vấn đề gì? Có thể thay đổi được không?
  • Quy trình: hệ thống quy trình đã có, đã phù hợp? chỗ nào cần cải thiện?
  • Con người: trình độ? Sự phản ứng với sự thay đổi?
  • Công nghệ: đã áp dụng những gì? Khâu nào?

Bước 2: Xây dựng chuyển đổi số

Tại bước này trong lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất, cần phải xác định rõ 3 mục tiêu.

Xác định chiến lược kinh doanh:

Hiểu rõ thực trạng để vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp trong lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất. Định hình được phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của công ty. Đưa ra trình tự hợp lí cho chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. Xác định được rõ mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

Xác định chiến lược chuyển đổi số từ chiến lược kinh doanh:

Từ chiến lược kinh doanh, công ty cần lựa chọn chiến lược chuyển đổi số phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Một trong những chiến lược mà doanh nghiệp sản xuất có thể đưa vào lộ trình chuyển đổi số của mình.

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Tối ưu quy trình vận hành
  • Mở rộng mô hình kinh doanh
  • Thiết lập hệ sinh thái doanh nghiệp
  • Đi trước các đột phá

Xác định mô hình sau chuyển đổi số

Xây dựng chuyển đổi số

Bước 3: Chuẩn hóa lại quy trình và hệ thống quản lý

Bước tiếp theo trong lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất, cần tập trung vào 3 yếu tố:

Tái cấu trúc doanh nghiệp:

Đây là bước cơ bản nhất trong lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất. Tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng vốn có để khắc phục những “khoảng trống”, phù hợp với lộ trình của công ty. Việc này có thể áp dụng cho cả doanh nghiệp sản xuất hoặc từng phần, từng phòng ban.

Tái lập/Chuẩn hóa quy trình

Số hóa lại doanh nghiệp, các tài liệu và quy trình. Chuyển đổi các tài liệu giấy thành định dạng kỹ thuật số và có thể lưu trữ tài liệu trên Cloud. Việc này giúp doanh nghiệp tăng độ bảo mật, dễ dàng quản lý, tìm kiếm dữ liệu khi cần. 

Chuyển đổi số các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp cũng sẽ mang lại hiệu quả tối ưu. Việc này giúp tiết kiệm thời gian làm việc và giải quyết vấn đề, giảm thiểu chi phí nhân sự và tăng năng suất xử lý công việc,… 

Bước 4: Tăng cường năng lực 

Để đáp ứng được lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất, năng lực nhân sự cần nâng cao.

Yếu tố con người trong chuyển đổi số là điều cần được chú trọng hơn cả. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực chất lượng cao: kiến thức chuyên môn vững vàng, luôn sẵn sàng thay đổi và ứng phó rủi ro kịp thời. Trên thực tế, việc đào tạo nguồn nhân lực luôn được chú trọng tại những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Phát triển nguồn nhân lực

Ngoài ra, môi trường và văn hóa làm việc phù hợp, cởi mở cũng cần được nâng cao. Để tăng hiệu quả làm việc, thúc đẩy nhân viên đổi mới. Từ đó, chuyển đổi số của doanh nghiệp cũng diễn ra thuận tiện hơn.

Bước 5: Triển khai các giải pháp công nghệ

Tại Việt Nam, xây dựng hạ tầng công nghệ phục vụ chuyển đổi số còn nhiều khó khăn. Vậy nên, việc đầu tư, áp dụng công nghệ mới phải được chuẩn bị, thực hiện kỹ lưỡng và toàn diện. Trong bước này của lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện trên 2 khía cạnh.

Kiến trúc hệ thống 

Trước tiên và quan trọng nhất, doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống của riêng mình. Đây sẽ máy chủ (sever) để lưu trữ các cơ sở dữ liệu (database). Từ đây doanh nghiệp có thể xây dựng các công nghệ hỗ trợ xung quanh.

Ưu tiên và lựa chọn

Sau khi xây dựng thành công hệ thống, doanh nghiệp cần lựa chọn khía cạnh để áp dụng. Có rất nhiều khía cạnh có thể áp dụng công nghệ như: Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị năng lực, Quản trị mục tiêu và dự án,… Các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi số ngày càng phổ biến. Tuy nhiên không phải nền tảng nào cũng phù hợp. Lựa chọn nền tảng cần đảm bảo phù hợp vơi chiến lược của doanh nghiệp.

OOC digiiMS là hệ sinh thái phần mềm chuyên sâu, hợp nhất quản lí và điều hành. Với tính linh hoạt vượt trội, hệ sinh thái đồng bộ, digiiMS giúp cho doanh nghiệp quản lí nhiều khía cạnh. Quản lí toàn diện, chặt chẽ và đồng bộ là những gì mà digiiMS hướng tới. Đây cũng có thể coi là nền tảng công nghệ áp dụng cho lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất.

Hệ sinh thái quản trị digiiMS

Bước 6: Đánh giá và cải thiện

Sau khi thực hiện 5 bước trên, doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá lại quá trình và kết quả. Từ đó, doanh nghiệp sẽ vạch ra những việc cần làm để nâng cao chất lượng chuyển đổi số. 

Lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất là một nỗ lực không ngừng. Một chiến lược chuyển đổi số cụ thể, rõ ràng dựa trên những phân tích thực tế là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, sự kiên định, quyết đoán trong quá trình triển khai cũng vô cùng thiết yếu. Hi vọng bài viêt sẽ hỗ trợ được lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

 

Contact Us