OKR – Xu hướng quản trị mục tiêu mới nhất

Ứng dụng OKR trong doanh nghiệp như thế nào?

Ứng dụng OKR trong doanh nghiệp như thế nào?

Rate this post

Last updated on 25/05/2023

Để doanh nghiệp liên tục tăng trưởng và phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên cần hiểu rõ và luôn tập trung vào những mục tiêu trọng yếu nhất. Tuy nhiên, việc đảm bảo mối liên kết giữa lãnh đạo và nhân viên để cùng hướng tới các mục tiêu chung, cần thiết lập hệ thống mục tiêu và theo dõi hiệu suất phù hợp. Đây chính là lý do giải thích cho sự quan tâm của các doanh nghiệp với phương pháp quản trị mục tiêu OKR – Xu hướng quản trị mới nhất hiện nay.

OKR là gì?

OKR (Objectives and Key Results) là một hệ thống quản trị mục tiêu. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng OKR như một phương pháp để định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định.

Quản trị Mục tiêu OKR, đơn giản là doanh nghiệp sẽ cần tự trả lời hai câu hỏi:

  1. Bạn cần đi đến đâu? – Xác định mục tiêu chủ chốt.
  2. Làm thế nào để đi đến đó? – Thiết kế những kết quả then chốt để hoàn thành mục tiêu.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt câu hỏi “làm gì để đến đó” sẽ giúp bạn nảy sinh những sáng kiến, ý tưởng – những việc bạn sẽ làm để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. 

OKR – Xu hướng quản trị mục tiêu mới nhất

OKR – Xu hướng quản trị mục tiêu mới nhất

OKR được ứng dụng từ khi nào?

Có thể nói hiện nay OKR vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam, và có thể coi là từ khóa “hot” được nhiều nhà quản trị tìm hiểu. Tuy nhiên, thực tế trên thế giới, OKR đã được Google áp dụng từ những năm 90, và sau đó là tại một loạt các doanh nghiệp, tổ chức tên tuổi khác như: Microsoft, quỹ Bill & Melinda Gates, Intel, Linkedin, Twitter, Facebook, Uber… Vào năm 1990, John Doerr – một nhà đầu mạo hiểm nổi tiếng, đã truyền cảm hứng và đưa OKR đến thung lũng Silicon, trở thành một làn sóng quản trị doanh nghiệp tại đây.

Ứng dụng OKR để quản trị hiệu quả mọi mục tiêu trong doanh nghiệp đã và vẫn đang được minh chứng bởi sự thành công của nhiều bộ máy quản lý các tập đoàn hàng đầu thế giới. Vì vậy, có thể khẳng định đây chính là xu hướng quản trị mục tiêu tối ưu nhất hiện nay mà các doanh nghiệp nên quan tâm và tìm hiểu.

Các ưu điểm của xu hướng Quản trị Mục tiêu OKR

  • So với KPI, thì các mục tiêu được đặt ra theo OKR có phần mạnh mẽ và tham vọng hơn. OKR cung cấp liên kết còn thiếu giữa tham vọng và thực tế. Nó giúp bạn có kết quả nhảy vọt so với tình hình hiện tại của công ty. Nếu bạn có một mục tiêu đầy sự tham vọng và táo bạo, bạn cần OKR đưa bạn đến đó.
  • Xu hướng quản trị mục tiêu OKR là chia nhỏ một mục tiêu chiến lược lớn thành từ 2 – 5 kết quả cần đạt trong ngắn hạn, giúp DN có cái nhìn tổng quát về lộ trình công việc. OKR giúp doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh kế hoạch, nhanh chóng thích nghi với mọi yêu cầu thay đổi. Đồng thời, đây là công cụ hữu hiệu để đo lường tiến trình công việc, cho phép DN dễ dàng xác định vị trí và hiệu quả trong hành trình phát triển.
  • Việc áp dụng quản trị mục tiêu OKR vào doanh nghiệp không chỉ đơn giản và dễ hiểu. Mà còn tạo nền tảng chia sẻ, minh bạch thông tin trong toàn doanh nghiệp. Từ đó, nó giúp mọi người thấy rõ và tập trung hơn vào những mục tiêu trọng yếu. Hơn nữa, nó kết nối công việc của các cá nhân và phòng ban với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp để xây dựng một sợi dây liên kết nội bộ chặt chẽ. 
  • Các mục tiêu OKR luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực hiện tại của doanh nghiệp. Đây là “đòn bẩy”, cảm hứng và thúc đẩy nhân viên trở nên tham vọng hơn, nỗ lực, nâng cao hiệu quả làm việc và đạt được các mục tiêu vượt khỏi giới hạn vốn có.

OKR – Xu hướng quản trị mục tiêu mới nhất tại Việt Nam

Xu hướng quản trị mục tiêu OKR có thể được sử dụng ở mọi cấp độ công ty, đội nhóm và cho từng cá nhân. Tại các Start-ups non trẻ, đây là “ngọn hải đăng” định hướng giữa biển những việc “tủn mủn” hằng ngày, giúp họ luôn giữ được sự tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất. Trong khi tại các doanh nghiệp lớn, OKR xua tan sự “mờ đục” của dòng chảy thông tin nội bộ và loại bỏ hiện tượng “chia bè kết phái” thường thấy khi doanh nghiệp phát triển đến quy mô nhất định.

Đặc biệt trong bối cảnh thị trường hiện nay với đối tượng chủ yếu là những người trẻ tuổi có xu hướng tiêu dùng phong phú, đa dạng. Đòi hỏi các công ty cần nhanh chóng thay đổi để thích ứng, liên tục ra mắt sản phẩm mới với chu kỳ ngắn, thì xu hướng này chính là lựa chọn tối ưu nhất.

Quản trị mục tiêu theo OKR không còn là khái niệm mới mẻ nhất trên thế giới và ngày một phát triển hơn theo thời gian. Các kỹ thuật áp dụng sẽ ngày càng tiếp tục được nâng lên những tầm cao nữa. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không bám sát để bắt kịp những xu hướng quản trị này, sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu và tụt lại phía sau trong cuộc đua trên thương trường hội nhập quốc tế hiện đại.

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Tham khảo bài viết

Cách xây dựng OKR trong doanh nghiệp

Contact Us