Chia sẻ tri thức

Các bước phát triển chiến lược kinh doanh thành công cho doanh nghiệp

Các bước phát triển chiến lược kinh doanh thành công cho doanh nghiệp
Rate this post

Chiến lược kinh doanh có chiều sâu cùng với việc hoàn thành từng mục tiêu một cách hiệu quả sẽ tạo ra công thức thành công dành cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn tồn tại trên thương trường với nhiều  yếu tố thay đổi liên tục như công nghệ, các giá trị xã hội, thói quen tiêu dùng , điều kiện kinh tế, các chính sách của nhà nước,… Vì vậy, việc xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh là việc vô cùng quan trọng và mang tính quyết định tới sự tồn tại của các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp start-up.

1.Thiết lập mục tiêu

Đầu tiên, các doanh nghiệp start-up cần phải xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà công ty mong muốn và cần phải đạt được trong tương lai. Các mục tiêu của doanh nghiệp mới thành lập cần phải đảm bảo được tính thực tế và mang tính khả thi cao lượng hóa thể hiện chính xác những gì mà công ty đã đặt ra. Trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, có một số các mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp start-up phải quan tâm là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần và đầu tư.

Lỗi thường gặp phải của các doanh nghiệp start-up là họ hoặc là không biết nên tập trung hoàn thành mục tiêu nào trước khi đặt ra quá nhiều mục tiêu, hoặc là không hoàn thành bất kì mục tiêu nào. Thiết lập ra một tiêu rõ ràng và chi tiết rồi lên kế hoạch cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề trên vì mục tiêu sẽ là “kim chỉ nam” cho doanh nghiệp start-up vượt qua các khó khăn ban đầu khi mới tham gia vào thị trường. Ngoài ra, mục tiêu cũng có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công của doanh nghiệp.

See also  Nghịch lý kinh doanh: Chăm sóc khách hàng càng tệ, công ty càng lãi to
Thiết lập mục tiêu trong  chiến lược kinh doanh
Thiết lập mục tiêu trong chiến lược kinh doanh

2.Định vị doanh nghiệp

Để có thể thiết lập và hoàn thành được các mục tiêu mà doanh nghiêp đã đề ra, người lãnh đạo cần nghiên cứu các điểm mạnh và điểm yếu của công ty theo các tiêu chí như: môi trường kinh doanh, thị trường, thị phần, nguồn nhân lực,…Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp start-up cần quan tâm:

-Môi trường kinh doanh: Khảo sát thị trường một cách kĩ lưỡng nhất có thể để xác định chi tiết các yếu tố quan trọng đang gây ảnh hưởng tới thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới. Ngoài ra, công việc khảo sát thị trường cũng cần phải tìm hiểu chi tiết về điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh sản phẩm cùng phân khúc, nhu cầu và thói quen tiêu dùng đặc thù của khách hàng.

-Đánh giá nguồn lực: Phân tích đầy đủ và chi tiết các nguồn lực quan trọng của công ty như nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Để có một bản khảo sát hoàn thiện về mọi mặt, các công ty start up nên đánh giá một số ban ngành như: quản trị, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển,…

3.Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm đóng một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp và doanh nghiệp start-up nói chung. Đây chính là yếu tố nền tảng và xương sống để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh. Có một chiến lược sản phẩm rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được đầu tư một cách đúng đắn, thiết kế ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, hạn chế rủi ro, định giá sản phẩm hợp lý nhưng vẫn mang lại lợi nhuận.

See also  Kế hoạch kinh doanh cho năm mới, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng

Vì vây mà doanh nghiệp phải chú trọng, tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn…

Chiến lược sản phẩm là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.

Khi lập chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần để tâm về việc giải quyết ba vấn đề chính:

– Mục tiêu của chiến lược sản phẩm là gì?

– Đối thủ cạnh tranh là ai?

– Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?

 

 

Đọc thêm:

Chiến lược Kinh doanh của VinPro – Đối thủ nặng ký của Điện máy xanh

Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức trong kinh doanh

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo