Trong kỷ nguyên kinh doanh hiện đại, việc lựa chọn phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược mà còn tạo ra sự khác biệt về hiệu suất và văn hóa. Các phương pháp quản lý phổ biến như MBO (Management by Objectives), MBP (Management by Processes), MBV (Management by Values) và MBS (Management by Systems) đều đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới và ở Việt Nam. Mỗi phương pháp quản lý có những đặc điểm riêng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cụ thể. Vậy đâu là sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp của bạn?
Khái niệm các Phương pháp Quản lý doanh nghiệp
MBO – Phương pháp Quản lý theo mục tiêu
MBO (Management by Objectives) là phương pháp quản lý tập trung vào việc xác định và đạt được các mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu này được thiết lập thông qua sự thỏa thuận giữa lãnh đạo và nhân viên, sau đó tiến hành đánh giá hiệu suất dựa trên kết quả đạt được.
Ưu điểm
- Khuyến khích sự tham gia và trách nhiệm của nhân viên.
- Đo lường hiệu suất dựa trên kết quả cụ thể.
Hạn chế
- Yêu cầu quá trình đánh giá liên tục và có thể tạo áp lực cho nhân viên.
Áp dụng phương pháp Quản lý theo mục tiêu (MBO) trong thực tiễn
Intel là một trong những doanh nghiệp tiên phong áp dụng MBO từ thập kỷ 1960. Dưới sự lãnh đạo của Andy Grove, Intel đã xây dựng các mục tiêu cụ thể cho từng bộ phận, đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tập trung vào việc đạt được những kết quả định trước. Sự áp dụng Phương pháp quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu (MBO) đã giúp Intel duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Viettel cũng là một ví dụ điển hình tại Việt Nam, khi áp dụng MBO để thiết lập các mục tiêu chiến lược rõ ràng cho từng thị trường mà tập đoàn này hoạt động. Nhờ việc định rõ mục tiêu và lộ trình thực hiện, Viettel đã thành công trong việc mở rộng thị trường quốc tế và gia tăng doanh thu.
MBP – Phương pháp Quản lý theo quy trình
MBP (Management by Processes) tập trung vào việc tối ưu hóa các quy trình nội bộ để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. Bằng cách chuẩn hóa và liên tục cải tiến các quy trình. MBP giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu sai sót và lãng phí.
Ưu điểm
- Tối ưu hóa quy trình làm việc.
- Đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong các hoạt động.
Hạn chế
- Có thể trở nên quá cứng nhắc và thiếu linh hoạt trong một số tình huống.
Áp dụng phương pháp Quản lý theo quá trình (MBP) trong thực tiễn
Toyota là biểu tượng toàn cầu về sự thành công của MBP, đặc biệt thông qua hệ thống sản xuất Toyota (TPS – Toyota Production System). Phương pháp Just-in-Time và Kaizen (liên tục cải tiến) đã giúp Toyota trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với khả năng sản xuất hiệu quả và linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu thị trường.
Một “ông lớn” tại Việt Nam, Vingroup đã áp dụng Phương pháp quản lý doanh nghiệp theo quá trình (MBP) trong việc quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất. Tập đoàn này đã xây dựng các quy trình chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất, từ sản xuất ô tô VinFast đến các dự án bất động sản và dịch vụ bán lẻ.
MBV – Phương pháp Quản lý theo giá trị
MBV (Management by Values) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng doanh nghiệp theo các giá trị cốt lõi. Phương pháp này giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, tạo ra sự gắn kết và đồng thuận trong tổ chức.
Ưu điểm
- Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ.
- Định hướng hành vi theo các giá trị cốt lõi.
Hạn chế
- Khó khăn trong việc đo lường và thực thi nếu không có sự nhất quán từ lãnh đạo.
Áp dụng phương pháp Quản lý theo giá trị (MBV) trong thực tiễn
Zappos, một công ty bán lẻ trực tuyến tại Mỹ, nổi tiếng với việc áp dụng MBV, tập trung vào giá trị khách hàng là trung tâm. Văn hóa doanh nghiệp của Zappos xoay quanh việc mang lại trải nghiệm khách hàng xuất sắc, từ đó giúp công ty phát triển bền vững và duy trì sự trung thành của khách hàng.
Với 6 giá trị cốt lõi được gói gọn trong 6 chữ “Tôn – Đổi – Đồng – Chí – Gương – Sáng”, FPT đã xây dựng những giá trị, niềm tin, là tinh thần và sức mạnh cho toàn bộ hệ thống. Phương pháp Quản lý doanh nghiệp theo giá trị này giúp FPT duy trì một môi trường làm việc tích cực, thu hút, giữ chân nhân tài và những năm tháng phát triển vượt bậc.
MBS – Phương pháp Quản lý theo hệ thống
Quản lý theo MBS (Management by Systems) là phương pháp quản lý doanh nghiệp dựa trên sự tích hợp và liên kết các hệ thống quản lý khác nhau. MBS giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện, đồng bộ hóa các hoạt động và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận.
Ưu điểm
- Quản lý toàn diện và liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận.
Hạn chế
- Yêu cầu đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ và nhân sự.
Áp dụng phương pháp Quản lý theo hệ thống (MBS) trong thực tiễn
General Electric (GE) đã áp dụng Phương pháp quản lý theo hệ thống để quản lý một tập đoàn đa ngành với hàng trăm công ty con trên toàn cầu. Hệ thống quản lý của GE cho phép giám sát và điều hành các hoạt động kinh doanh phức tạp một cách hiệu quả, từ sản xuất, tài chính, đến dịch vụ khách hàng.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát đã áp dụng MBS để quản lý chuỗi giá trị từ sản xuất đến phân phối, giúp tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường hiệu quả hoạt động. Sự tích hợp hệ thống quản lý đã giúp Hòa Phát duy trì vị trí hàng đầu trong ngành thép và xây dựng.
Phương pháp Quản lý doanh nghiệp nào là sự lựa chọn tối ưu?
Không có một phương pháp quản lý doanh nghiệp nào hoàn toàn vượt trội mà tất cả đều phụ thuộc vào mục tiêu và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rõ đặc điểm và lợi ích của từng phương pháp, nhà quản lý có thể đưa ra lựa chọn tối ưu, đồng thời tối đa hóa hiệu quả hoạt động và xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Mục tiêu áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp
- Nếu doanh nghiệp của bạn tập trung vào kết quả và muốn có sự tham gia chủ động của nhân viên, MBO sẽ là phương pháp phù hợp.
- Khi doanh nghiệp cần tối ưu hóa các quy trình nội bộ để cải thiện hiệu suất, MBP là lựa chọn lý tưởng.
- Ở góc độ khác, nếu văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi là trọng tâm, MBV sẽ giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc.
- Còn nếu doanh nghiệp bạn hoạt động trong một môi trường phức tạp với nhiều bộ phận cần liên kết chặt chẽ, MBS sẽ là công cụ hữu hiệu.
Ngành nghề nào phù hợp với từng phương pháp quản lý doanh nghiệp?
Mỗi phương pháp quản lý như MBO, MBP, MBV và MBS có những đặc điểm riêng biệt và sẽ phù hợp hơn với các ngành nghề cụ thể, tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và yêu cầu hoạt động của từng ngành.
Phương pháp Quản lý theo mục tiêu (MBO)
Ngành nghề phù hợp: Công nghệ, sản xuất, dịch vụ tài chính, tiếp thị và bán hàng.
MBO tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu suất dựa trên kết quả đạt được. Rất phù hợp với các ngành có mục tiêu kinh doanh rõ ràng và đo lường được. Các ngành như công nghệ, sản xuất và dịch vụ tài chính thường có những mục tiêu cụ thể về doanh số, lợi nhuận hoặc hiệu suất hoạt động. Phương pháp này cũng hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, nơi các KPI (Key Performance Indicators) là yếu tố quyết định thành công.
MBO giúp xác định các mục tiêu phát triển sản phẩm và hiệu suất nhân viên, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh và đưa ra các sản phẩm đột phá.
Phương pháp Quản lý theo quy trình (MBP)
Ngành nghề phù hợp: Sản xuất, logistics, y tế, và bán lẻ.
MBP tập trung vào việc tối ưu hóa các quy trình nội bộ, làm cho nó trở nên lý tưởng cho các ngành đòi hỏi sự nhất quán, hiệu quả và giảm thiểu lãng phí. Các ngành sản xuất và logistics cần những quy trình chuẩn hóa để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Ngành y tế và bán lẻ cũng cần quy trình chặt chẽ để đảm bảo chất lượng dịch vụ và hàng hóa, từ việc tiếp nhận bệnh nhân cho đến quản lý hàng tồn kho.
Phương pháp Quản lý theo giá trị (MBV)
Ngành nghề phù hợp: Dịch vụ khách hàng, giáo dục, phi lợi nhuận, và truyền thông.
MBV đặt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp lên hàng đầu, làm cho nó phù hợp với các ngành mà văn hóa và giá trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Các ngành dịch vụ khách hàng, giáo dục, phi lợi nhuận, và truyền thông thường xuyên phải đối mặt với các tình huống mà các giá trị như đạo đức, sự đồng cảm và tính bền vững là yếu tố quyết định. MBV giúp định hướng hành vi nhân viên theo các giá trị này, từ đó xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững chắc.
Phương pháp Quản lý theo hệ thống (MBS)
Ngành nghề phù hợp: Doanh nghiệp đa ngành, công ty mẹ, tổ chức tài chính và tập đoàn lớn.
MBS thích hợp với các tổ chức lớn và phức tạp, nơi mà sự phối hợp và tích hợp giữa các bộ phận là cần thiết. Các doanh nghiệp đa ngành, công ty mẹ, và tổ chức tài chính đòi hỏi một hệ thống quản lý toàn diện để điều hành và kiểm soát các hoạt động khác nhau một cách hiệu quả. MBS giúp liên kết các bộ phận, đồng bộ hóa các quy trình và đảm bảo rằng các hoạt động của công ty diễn ra một cách mượt mà và hiệu quả.
Tổng hợp
- MBO phù hợp với các ngành có mục tiêu kinh doanh rõ ràng và cần đánh giá hiệu suất theo kết quả đạt được.
- MBP lý tưởng cho các ngành yêu cầu tối ưu hóa quy trình nội bộ và kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
- MBV thích hợp với các ngành coi trọng văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi.
- MBS phù hợp với các tập đoàn lớn và doanh nghiệp đa ngành, nơi cần sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận.
Lựa chọn phần mềm phù hợp theo các Phương pháp Quản lý doanh nghiệp
Các phương pháp quản lý như MBO, MBP, MBV, MBS có thể được cải thiện và hỗ trợ bằng các phần mềm chuyên dụng. Dưới đây là gợi ý một số phần mềm phù hợp.
✔️Quản lý theo mục tiêu (MBO)
Phần mềm hỗ trợ triển khai Phương pháp Quản lý doanh nghiệp theo MBO sẽ cần có các chức năng như thiết lập, theo dõi mục tiêu cá nhân, nhóm và đánh giá hiệu suất dựa trên việc đạt được mục tiêu.
Ứng dụng của phần mềm
- Đảm bảo mọi hoạt động của nhân viên đều hướng tới các mục tiêu chung của tổ chức.
- Dễ dàng đo lường hiệu quả công việc và điều chỉnh khi cần thiết.
Phẩn mềm tham khảo
- Phần mềm KPI digiiTeamW của OOC Solutions: Hỗ trợ quản lý KPI và mục tiêu, theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu suất.
- Asana: Hỗ trợ quản lý mục tiêu, phân phối nhiệm vụ, và theo dõi tiến độ. Phù hợp với quản lý công việc cá nhân và có thiết lập mục tiêu cần đạt
- Monday.com: Cung cấp công cụ để đặt mục tiêu, theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu suất. Chủ yếu quản lý công việc cá nhân
✔️ Quản lý theo Quá trình (MBP)
Phần mềm cần có các chức năng mô hình hóa và tối ưu hóa quy trình làm việc, hỗ trợ tự động hóa quy trình và phân tích hiệu suất.
Ứng dụng của phần mềm
- Tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu lãng phí.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo chất lượng.
Phẩn mềm tham khảo
- Bizagi: Giải pháp quản lý quy trình với khả năng mô hình hóa và tối ưu hóa quy trình.
- Bizfly Workflow: Giải pháp quản lý quy trình công việc với khả năng tự động hóa và tối ưu hóa quy trình.
- EzCloud BPM: Phần mềm giúp quản lý quy trình công việc, tối ưu hóa quy trình và cải tiến hiệu quả.
✔️ Quản lý theo Giá trị (MBV)
Với phương pháp này, các phần mềm cần có các chức năng theo dõi và phát triển các giá trị cốt lõi, lưu trữ các tài liệu hoặc hỗ trợ đào tạo trực tuyến nhằm củng cố giá trị văn hóa doanh nghiệp thông qua các chương trình nội bộ.
Ứng dụng của phần mềm
- Tạo sự thống nhất trong tổ chức bằng cách hướng dẫn hành vi theo giá trị cốt lõi.
- Tăng cường lòng trung thành và gắn kết của nhân viên.
Phẩn mềm tham khảo
- Culture Amp: Giúp theo dõi và phát triển văn hóa doanh nghiệp, đo lường sự gắn kết với các giá trị cốt lõi.
- Phần mềm Quản trị tài năng digiiTalent của OOC Solutions: Mặc dù chủ yếu tập trung vào quản lý tài năng, nó cũng hỗ trợ việc theo dõi và phát triển các giá trị cốt lõi của tổ chức.
✔️ Quản lý theo Hệ thống (MBS)
Để hỗ trợ phương thức quản lý bằng hệ thống, phần mềm cần tích hợp và quản lý toàn diện các hoạt động doanh nghiệp. Đồng thời cung cấp dữ liệu phân tích và báo cáo để hỗ trợ ra quyết định.
Ứng dụng của phần mềm
- Đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong hoạt động qua việc sử dụng các hệ thống quản lý.
- Cải thiện khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu và thông tin.
Phẩn mềm tham khảo
- SAP: Giải pháp ERP toàn diện cho quản lý tài nguyên và hệ thống doanh nghiệp.
- Oracle ERP: Cung cấp giải pháp ERP với khả năng tích hợp và quản lý các hoạt động doanh nghiệp.
- DlynX ERP: hỗ trợ quản lý các hoạt động nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả nguồn lực doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.
Lựa chọn phần mềm phù hợp với phương pháp quản lý cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
So sánh các phương thức quản lý
Việc lựa chọn phương pháp quản lý doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào mô hình lý thuyết mà còn phải dựa trên đặc thù ngành nghề và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu và mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp quản lý này để đạt được hiệu quả cao nhất.