Làm sao để quản lý sản xuất hiệu quả nhất có thể?

Làm sao để quản lý sản xuất hiệu quả?
Rate this post

Last updated on 16/05/2023

Làm sao để quản lý sản xuất hiệu quả là câu hỏi được rất nhiều nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm? Tuy nhiên, công việc này tương đối phức tạp và thường xuyên nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Do đó, làm thế nào để tăng hiệu suất công việc nhưng vẫn tiết kiệm thời gian và nguồn lực? Hy vọng những chia sẻ dưới đây của OOC có thể giúp các nhà quản trị quản lý sản xuất hiệu quả nhất. 

Hình thành mô hình quản lý

Bất kỳ một dự án hay công việc nào cũng cần mô hình quản lý cụ thể và chi tiết. Đó là kế hoạch làm việc, những hình dung tổng quát nhất về mục tiêu, nhiệm vụ cho đến dự kiến nguồn lực, tài chính. Nếu không thể vẽ lên bức tranh tổng thể ban đầu, bạn không thể hình dung mình muốn đi đâu và làm thế nào để đến được đó. Do vậy, trước khi tiếp nhận việc quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp, bạn cần phải có kế hoạch làm việc chi tiết. Khi đó, bạn sẽ không bỏ lỡ những công việc quan trọng, có tầm ảnh hưởng đến chuỗi làm việc của doanh nghiệp.

Ví dụ về mô hình quản lý

Ví dụ về mô hình quản lý

Lập kế hoạch các nguồn lực

Xác định nguồn lực để đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ và mục đích đã đưa ra vô cùng quan trọng để quản lý sản xuất hiệu quả. Dựa trên nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch về nguồn lực sản xuất nói chung cho đến bố trí lao động, sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu… nói riêng. Lập kế hoạch nguồn lực để nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục với chi phí thấp nhất. Khi doanh nghiệp đảm bảo được nguồn lực ở mức độ ổn định về cả số lượng lẫn chất lượng, đấy chính là một trong những tiền đề cơ bản để bảo đảm doanh nghiệp vận hành hoạt động hiệu quả. 

doanh nghiệp đảm bảo được nguồn lực ở mức độ ổn định về cả số lượng lẫn chất lượng

Doanh nghiệp đảm bảo được nguồn lực ở mức độ ổn định về cả số lượng lẫn chất lượng

Trao quyền cho người khác

Bạn không thể làm việc khi không thể có những người đồng nghiệp hay bạn đồng hành. Đó chính là lý do một tổ chức doanh nghiệp với đội ngũ lên tới hàng chục, hàng trăm người ra đời. Với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, số lượng nhân công nhiều thì công việc quản lý ngày càng trở nên phức tạp. Do đó, hãy trao quyền và chia sẻ công việc cho những người khác mà bạn tin tưởng. Điều này không những giảm gánh nặng cho một cá nhân mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Có sự trợ giúp của người khác, với những quan sát tỉ mỉ hơn, thực tế hơn sẽ giúp việc quản lý được chính xác và khoa học.

Trao quyền là cách bạn công nhận năng lực của người khác

Trao quyền là cách bạn công nhận năng lực của người khác

Thường xuyên kiểm tra, giám sát để quản lý sản xuất hiệu quả

Doanh nghiệp nào cũng luôn muốn  sản phẩm tới tay khách hàng chất lượng, giảm thiểu tối đa sai sót không mong muốn. Cho dù bạn tin tưởng vào khả năng giám sát của mình hay tin tưởng vào ý thức làm việc của người khác, việc thường xuyên kiểm tra cũng là điều nên có. Thực tế những lần thị sát, kiểm tra trực tiếp sẽ cho bạn cái nhìn thực tế hơn, toàn diện và khách quan hơn về chất lượng công việc trong xưởng sản xuất. Từ đó, bạn có thể định hình những kế hoạch, chiến lược phát triển hơn nữa trong tương lai. Dù không có nhiều thời gian, bạn cũng nên thực hiện việc này định kỳ. Nó sẽ giúp bạn tránh được những thất thoát, sai sót thường nảy sinh trong quá trình làm việc.

Thường xuyên kiểm tra giúp tránh được những thất thoát, sai sót thường nảy sinh

Thường xuyên kiểm tra giúp tránh được những thất thoát, sai sót thường nảy sinh

Thường xuyên báo cáo, thống kê

Những công việc như báo cáo, thống kê tình hình làm việc, sản xuất, tình hình xuất nhập, hàng tồn đọng trong kho,…sẽ giúp bạn kiểm soát được tiến trình và hệ quả của quá trình sản xuất. Từ đó, bạn dễ dàng đưa ra các điều chỉnh hay kế hoạch phát triển chiến lược tốt hơn. Báo cáo thường xuyên còn giúp đội ngũ công nhân làm việc có trách nhiệm, định hướng hơn. Khi họ nhận thức được phần việc của mình luôn được kiểm soát bởi cấp trên, họ sẽ biết mình phải làm gì và không nên làm gì? 

Thường xuyên báo cáo công việc với cấp trên

Thường xuyên báo cáo công việc với cấp trên

Sử dụng công cụ quản lý hiệu quả

Phương pháp quản lý sản xuất truyền thống tuy không còn xa lạ nhưng không thể phát huy tính hiệu quả cao trong bối cảnh hiện nay. Khi mà doanh nghiệp có tới hàng trăm nhân sự, số lượng sản phẩm được sản xuất 1 ngày lên tới hàng nghìn hay chục nghìn. Sự xuất hiện của công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. Trong xu thế cả nhân loại đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thay đổi và sử dụng công nghệ hiện đại là điều vô cùng cần thiết. Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp tin cậy mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. Dưới đây là một số lợi ích của phần mềm:  

  • Dự báo nhu cầu mua hàng đúng tiến độ và khối lượng, tối ưu hóa chi phí đầu vào
  • Kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu, đánh giá/điều chỉnh BOM
  • Kiểm soát được chất lượng, giảm rework
  • Dễ dàng mở rộng với chi phí dưới 50%: Tạo cơ sở cho setup hệ thống quản lý.sản xuất cho dây chuyền/ nhà máy mới
  • Gia tăng độ tin cậy đối với khách hàng nhờ tính chính xác, minh bạch và tốc độ
  • Giảm chi phí nhân lực và gia tăng chất lượng lao động
  • Giảm thời gian truy xuất dữ liệu
  • Cung cấp thông tin tin cậy giúp tối ưu hóa các quá trình sản xuất và quản trị, tìm ra điểm rủi ro cần kiểm soát và điểm yếu cải tiến

Đọc thêm: Top 10+ phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất hiện nay

Phần mềm quản lý sản xuất digiiPM là sản phẩm của công ty Giải pháp Công nghệ OOC. Dưới nền tảng gần 20 năm tư vấn của OCD, digiiPM là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp quản lý sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa chi phí tối đa.

Dưới đây là một số chia sẻ về cách quản lý sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách thức làm việc và định hướng khác nhau. Tùy vào từng đặc tính sản phẩm hay mô hình sản xuất để lựa chọn cách thức quản lý phù hợp nhất. Nếu biết cách ứng dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì mình mong muốn. Đó là sự tin tưởng từ khách hàng, sự hài lòng của nhân viên cho tới gia tăng doanh thu, lợi nhuận. 

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

 

Contact Us