Quản lý sản xuất là gì? Nên hay không ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất?

Quản lý sản xuất là gì? Nên hay không ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất?
Rate this post

Last updated on 28/02/2024

Quản lý sản xuất là gì? Tại sao quản lý sản xuất trở thành 1 trong những hoạt động chính trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những kiến cơ bản về hoạt động QLSX như: Khái niệm, quy trình, phương pháp quản lý,…Hãy cùng OOC theo dõi nhé! 

Quản lý sản xuất là gì? 

Sản xuất là tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. Bất kỳ một hàng hóa nào ra đời cũng gắn liền với quá trình sản xuất. Từ sản phẩm thô sơ cho đến đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao, sản xuất luôn phải gắn liền để cho ra đời thành quả cuối cùng. 

Quản lý sản xuất là một giai đoạn trong sản xuất hàng hóa, không tách biệt mà song song với quá trình này. QLSX đề cập tới những hoạt động như lên kế hoạch, giám sát hoạt động của công nhân và máy móc. 

Quản lý sản xuất gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp. Mục đích của QLSX là đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa đúng thời gian và tiến độ. Nó cũng phải đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.

"Quản lý sản xuất là khái niệm rất phổ biến trong các DNSX hiện nay

“Quản lý sản xuất là khái niệm rất phổ biến trong các DNSX hiện nay

Mục tiêu của quản lý sản xuất

  • Đầu tiên, quản trị sản xuất chắc chắn phải đề cập tới việc hoàn thành chức năng sản xuất sản phẩm (thành phẩm). Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm tới khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng. Quản lý sản xuất mà không thể hoàn thành sản phẩm đầu ra thì không thể gọi là QLSX. Nếu không thì doanh nghiệp đang mắc phải những vấn đề nào đó, cần chấn chỉnh và xử lý kịp thời. 
  • Suy cho cùng, QLSX là tạo nên sản phẩm, mà sản phẩm là yếu tố cạnh tranh mà doanh nghiệp tạo ra. Sản phẩm càng tốt, giá thành càng rẻ, doanh nghiệp càng mở rộng được thị trường tiêu thụ. Do đó, qlsx sẽ góp phần duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. 
  • Tính linh hoạt trong sản phẩm luôn được yêu cầu liên tục để đáp ứng nhu cầu thị trường. Chính vì thế, quản lý sản xuất hiệu quả sẽ kịp thời tạo ra những thay đổi,  đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
  • QLSX đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp chi khách hàng. 
Vậy, mục tiêu của quản trị sản xuất có tác động gì đặc biệt tới quản trị doanh nghiệp?

Vậy, mục tiêu của quản trị sản xuất có tác động gì đặc biệt tới quản trị doanh nghiệp?

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm 4 công đoạn chính như sau: 

  • Đánh giá năng lực sản xuất: Sau khi đánh giá năng lực sản xuất, doanh nghiệp sẽ xác định được Size thị trường tiềm năng. Qua đó, với năng lực hiện có, doanh nghiệp sẽ xác định được khả năng có thể thực hiện. Rằng khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không? 
  • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố không thể bỏ qua khi tiến hành sản xuất. Do đó, doanh nghiệp không thể bỏ qua hoạt động hoạch định nhu cầu NVL. Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường và kinh nghiệm thực tiễn sản xuất. Người quản lý sẽ đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo đúng kế hoạch
  • Quản lý giai đoạn sản xuất: Công đoạn này yêu cầu quản lý phải vạch ra quy trình chi tiết trong khi sản xuất sản phẩm. Từ đó, mọi công việc sẽ được thực hiện theo quy trình này để đảm bảo sự hợp lý, thống nhất, hạn chế tối đa sai sót phát sinh
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: Công đoạn này đảm bảo sản phẩm ra ngoài thị trường đạt được những yêu cầu tố thiểu để đến tay khách hàng. Bởi vì sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn, là yếu tôt níu chân khách hàng. Do đó, quản lý chất lượng sản phẩm vô cùng quan trọng. 

Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Tùy từng doanh nghiệp sẽ có phương pháp quản lý sản xuất riêng. Tuy nhiên, 3 phương pháp quản lý sản xuất dưới đây phổ biến và được áp dụng nhiều nhất: phương pháp tổ chức dây chuyền, phương pháp sản xuất theo nhóm, phương pháp sản xuất đơn chiếc

Phương pháp tổ chức dây truyền: 

Đây là phương pháp tổ chức sản xuất mà quy trình công nghệ được phân chia thành những bước công việc có thời gian lao động bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với nhau và được xác định theo trình tự hợp lý. Các nơi làm được sắp xếp theo nguyên tắc đối tượng và được chuyên môn hoá. 

Tổ chức sản xuất theo dây chuyền có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn. Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao tác từ đầu đến cuối. Các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc đã được chuyên môn hoá và tiểu chuẩn hoá, có khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với những đòi hỏi về công nghệ chế biến sản phẩm.

Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một đường cốđịnh như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành các dây chuyền. Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất, đường di chuyển của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm, người ta chia thành dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp. Dây chuyền sản xuất có thểđược bố trí theo đường thẳng hoặc đường chữ U.

Ưu điểm:

  • Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh.
  • Chi phíđơn vị sản phẩm thấp.
  • Chuyền môn hoá lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng xuất.
  • Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng.
  • Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao.
  • Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định.
  • Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.

Hạn chế:

  • Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình.
  • Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc.
  • Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn.
  • Không áp dụng được chếđộ khuyếnh khích cá nhân do tăng năng suất lao động của một công nhân không có tác dụng thực tế.

Dây chuyền sản xuất đồ uống

Phương pháp sản xuất theo nhóm:

Phương pháp sản xuất theo nhóm dựa trên cơ sở phân nhóm sản phẩm (bộ phận, chi tiết) để thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị chung theo sản phẩm tổng hợp của nhóm. Nói cách khác, phương pháp này không thiết kế quy trình công nghệ hay bố trí máy móc để sản xuất từng loại sản phẩm riêng. Sản xuất theo nhóm góp phần giảm bớt sự phức tạp trong quá trình sản xuất, điều hành và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất.

Dưới đây là các bước cơ bản khi áp dụng phương pháp sản xuất theo nhóm: 

  • Đầu tiên, lựa chọn hoặc thiết kế sản phẩm điển hình. Đó là sản phẩm có quá trình công nghệ sản xuất bao hàm mọi bước công việc mà việc chế tạo các sản phẩm khác của nhóm phải trải qua. 
  • Thứ hai là tính toán hệ số các bước công việc của mọi sản phẩm khác của nhóm trên cơ sở mối quan hệ của chúng với sản phẩm điển hình.
  • Thứ ba, bố trí máy móc thiết bị sản xuất và xác lập các định mức kinh tế-kỹ thuật cần thiết cho sản phẩm điển hình. Thiết kế các dụng cụ, đồ gá lắp cần thiết để sản xuất các sản phẩm trong nhóm
  • Thứ tư, tổ chức sản xuất theo nhóm. Nội dung chủ yếu là dựa trên cơ sở năng lực sản xuất hiện có và có sự thay đổi cung-cầu sản phẩm trên thị trường mà xác định loạt sản xuất tối ưu, tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa nhằm nâng cao loại hình sản xuất, đưa ra các giải pháp kinh tế-kỹ thuật cần thiết làm thích ứng năng lực sản xuất hiện có 

Phương pháp sản xuất theo nhóm

Phương pháp sản xuất đơn chiếc: 

Hình thức sản xuất này có mặt tại các doanh nghiệp có số chủng loại sản xuất nhiều nhưng sản lượng mỗi loại thấp. Quá trình sản xuất không lặp lại, thường được tiến hành một lần. Thường mỗi loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài chiếc. Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc là:

– Chủng loại sản phẩm đa dạng, quy trình sản xuất không giống nhau

– Số lượng đặt hàng mỗi lần ít, thời gian giao hàng không thống nhất

– Không có sự chế tạo thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất

– Yêu cầu về kĩ năng thao tác và trình độ nghề nghiệp của người công nhân cao vì họ phải làm nhiều loại công việc khác nhau

– Máy móc thiết bị chủ yếu là các thiết bị đa năng. Các thiết bị này được sắp xếp theo từng loại máy có cùng tính năng tác dụng phù hợp với những công việc khác nhau và thay đổi liên tục.

Ví dụ: Đóng tàu thuyền, xây dựng cầu, các công trình kiến trúc, thời trang, khuôn dập…

Phương pháp sản xuất đơn chiếc

Nhân viên quản lý sản xuất là gì?

Nhân viên quản lý sản xuất là người giám sát những hoạt động thường ngày liên quan đến hoạt động quản lý: sản phẩm, quy trình, nhân sự, nhà máy liên quan. Quản lý sản xuất cũng tham gia kết hợp, lên kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động để tạo ra một loạt các hàng hóa như ô tô, thiết bị máy tính, giấy…Quản lý sản xuất có thể được cụ thể hóa qua những chức danh: tổ trưởng sản xuất, quản đốc sản xuất…

Nhân viên quản lý sản xuất đóng góp vai trò vô cùng quan trọng

Các kỹ năng quản lý sản xuất

Dưới đây là một số kỹ năng mà các nhà quản lý sản xuất nên biết để điều phối công việc được hiệu quả, dễ dàng và nhanh chóng.

  • Kỹ năng tổ chức sản xuất: Đây có thể khẳng định là kỹ năng quan trọng nhất. Họ phải nắm bắt được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất, đặc trưng của sản phẩm để có kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý nhất. 
  • Định mức lao động và áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất: Người quản lý phải hiểu rõ được đặc trưng của từng công đoạn, từng đội sản xuất để có kế hoạch chi tiết định mức và yêu cầu cụ thể. Việc định mức không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình, đến dây chuyền làm việc của cả đội sản xuất.
  • Tạo động lực cho nhân viên: Người quản lý tốt cần có chế độ đãi ngộ phù hợp cho nhân viên. 
  • Hoạch định lịch trình sản xuất: cần nắm bắt một cách tổng quát tính chất và đặc trưng của từng công việc, yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể, từ đó có sự sắp xếp phù hợp nhất, tạo điều kiện cho quá trình làm việc của mỗi bộ phận được thực hiện thuận lợi và mang lại giá trị, chất lượng cao.
  • Lựa chọn bộ công cụ quản lý thông minh: Quá trình quản lý sản xuất cần rất nhiều yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe, đòi hỏi tính chính xác và khoa học cao. Đó là lý do người quản lý cần phải sử dụng một bộ công cụ quản lý thông minh, có thể giúp người quản lý có thể đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả.

Quản lý sản xuất đòi hỏi những kỹ năng nào?

Phần mềm quản lý sản xuất – nên hay không? 

Quản lý sản xuất là công việc quan trọng với tính chính xác và khoa học cao. Người quản lý sản xuất phải có khả năng bao quát, tính toán tỉ mỉ và đảm bảo vận hành hiệu quả các công đoạn sản xuất. Vậy, làm thế nào để công việc của người quản lý sản xuất được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả? Do đó, một phần mềm quản lý sản xuất là lựa chọn hoàn hảo!

Dưới đây là một số lý do khiến phần mềm quản lý sản xuất trở nên quan trọng: 

  •  Công việc QLSX đòi hỏi người quản lý cần phải đảm bảo tính chính xác, khoa học để có được sản phẩm chất lượng nhất. Sự phức tạp và yêu cầu cao trong quá trình quản lý sản xuất đòi hỏi người quản lý phải cần đến một bộ công cụ khoa học, thông minh và tiện lợi nhất.
  •  Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường buộc bạn phải nâng cao chất lượng quản lý. Do đó, quá trình sản xuất được rút ngắn để tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu, năng lượng và tăng năng suất làm việc của nhân viên. Để làm được điều đó, người quản lý cần phải không ngừng thay đổi tác phong làm việc, phong cách quản lý trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
  •  Các giải pháp quản lý truyền thống không còn hiệu quả. Người quản lý khó quản lý một doanh nghiệp lớn với số lượng nhân viên ngày càng tăng bằng việc tiếp nhận giấy tờ, sổ sách. Chính vì vậy, việc sử dụng một công cụ quản lý thông minh là một giải pháp hiệu quả giúp cho bạn thực hiện công việc hiệu quả hơn. 

Doanh nghiệp bạn hiện có đang sử dụng phần mềm quản lý sản xuất hay không?

Phần mềm quản lý sản xuất digiiPM – công cụ tuyệt vời dành cho nhà quản lý sản xuất! 

Lợi ích phần mềm quản lý sản xuất digiiPM: 

  • Dự báo nhu cầu mua hàng đúng tiến độ và khối lượng, tối ưu hóa chi phí đầu vào
  • Kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu, đánh giá/điều chỉnh BOM
  • Kiểm soát được chất lượng, giảm rework
  • Dễ dàng mở rộng với chi phí dưới 50%: Tạo cơ sở cho setup hệ thống quản lý sản xuất cho dây chuyền/ nhà máy mới
  • Gia tăng độ tin cậy đối với khách hàng nhờ tính chính xác, minh bạch và tốc độ
  • Giảm chi phí nhân lực và gia tăng chất lượng lao động
  • Giảm thời gian truy xuất dữ liệu
  • Cung cấp thông tin tin cậy giúp tối ưu hóa các quá trình sản xuất và quản trị, tìm ra điểm rủi ro cần kiểm soát và điểm yếu cải tiến

Phần mềm quản lý sản xuất digiiPM – lợi ích và tính năng vượt trội

Đọc thêm: Top 8 phần mềm quản lý nhân sự đơn giản dễ sử dụng nhất 2020

LIÊN HỆ OOC ĐỂ NHẬN TƯ VẤN VỀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Contact Us