Doanh nghiệp là tổ hợp của các cá nhân và bộ phận khác nhau. Đòi hỏi yêu cầu là làm thế nào để người lao động phát huy được khả năng cao nhất cho các công việc được giao. Ngành quản trị nhân lực là yếu tố để giải quyết yêu cầu được đặt ra này. Quản trị nhân lực không chỉ là quản lý nhân viên mà còn là nền tảng chiến lược để doanh nghiệp phát triển bền vững. Khi nhân lực được quản trị tốt, doanh nghiệp sẽ có lực lượng lao động nhiệt huyết, năng suất cao và sẵn sàng thích ứng với các thay đổi, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn.
Quản trị nhân lực là gì ?
Quản trị nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân. HRM lấy giá trị con người làm trọng tâm, vận dụng hoạt động khai thác và quản lý nhằm giải quyết những tác động lẫn nhau giữa người với công việc, giữa người với người và giữa người với tổ chức.
Quản trị nguồn nhân lực làm những việc cụ thể như: tuyển người, bình xét, giao công việc, giải quyết tiền lương, bồi dưỡng, đánh giá chất lượng cán bộ công nhân viên nhằm chấp hành tốt mục tiêu, kế hoạch của tổ chức.
Vai trò của quản trị nhân lực
Tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài
Doanh nghiệp thiếu người lao động sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng không thể tuyển đại mà cần tuyển đúng người cho đúng việc, và tuyển đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất cần cho doanh nghiệp.Bộ phận quản trị nhân lực thực hiện nhiều khâu như phân tích công việc, tuyển dụng và phỏng vấn đề tìm ứng viên phù hợp, dự báo sự thay đổi biến động nguồn lao động…
Quản trị nhân lực giúp tuyển dụng đúng người, đúng vị trí, đảm bảo nhân viên có kỹ năng và tư duy phù hợp. Chính sách phúc lợi và môi trường làm việc tích cực giúp giữ chân nhân viên giỏi, giảm tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng lại.
Đào tạo và phát triển nguồn lao động
Bộ phận nhân lực luôn theo dõi năng lực người lao động và tổ chức đào tạo đảm bảo chuyên môn của người lao động. Đào tạo nhân viên mới giúp nhân viên định hình chuyên môn và tham gia sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của đơn vị. Các nhân viên cũ tại doanh nghiệp cũng cần được thường xuyên đào tạo để phát triển chuyên môn, tiếp tục kế thừa các hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn cao trong doanh nghiệp.
Thông qua đào tạo và phát triển nhân viên, doanh nghiệp cải thiện kỹ năng, kiến thức và khả năng thích ứng của nhân viên với thị trường. Quản trị hiệu suất giúp xác định mục tiêu rõ ràng, đánh giá thành tích và cải thiện các điểm yếu, tạo động lực cho nhân viên.
Thực hiện duy trì nguồn nhân lực
Nhân viên được quản lý và đối xử công bằng sẽ cảm thấy hài lòng hơn với công việc, từ đó làm việc tích cực và trung thành với doanh nghiệp. Các chương trình phúc lợi và chăm sóc sức khỏe tinh thần góp phần giảm căng thẳng, tăng sự gắn bó với tổ chức.
Đây là các công việc chú trọng đến phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Động viên nhân viên và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp. Cũng như phụ trách các công việc liên quan như ký hợp đồng lao động với nhân viên, giải quyết các tranh chấp lao động, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm.
Mục tiêu của quản trị nhân lực
HRM đóng vai trò cốt lõi trong việc tối ưu hóa hiệu quả làm việc của nhân viên và phát triển doanh nghiệp bền vững. Dưới đây là các mục tiêu quan trọng:
Mục tiêu chiến lược
Đồng bộ hóa nhân sự với chiến lược kinh doanh: Đảm bảo đội ngũ nhân sự hỗ trợ các mục tiêu dài hạn và tầm nhìn của doanh nghiệp. Từ đó, đẩy mạnh phát triển năng lực cạnh tranh cho công ty trên thị trường. Đồng thời, không ngừng xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao để tạo lợi thế trong thị trường. Ví dụ: Doanh nghiệp tập trung vào đổi mới sẽ cần các chương trình khuyến khích sáng tạo trong tổ chức.
Mục tiêu kinh tế
Tối ưu hóa chi phí nhân sự: Kiểm soát chi phí tiền lương, thưởng và các khoản phúc lợi hợp lý mà vẫn đảm bảo động lực làm việc. Việc tối ưu hóa một cách có hiệu quả như trên sẽ giúp tăng hiệu quả sản xuất và dịch vụ. Điều này sẽ đảm bảo nhân viên làm việc đúng năng lực và giảm thiểu lãng phí nguồn lực. Ví dụ: Ứng dụng hệ thống tự động hóa trong quản lý nhân sự để giảm chi phí quản trị và tăng hiệu quả.
Mục tiêu Xã hội
Tuân thủ luật lao động và trách nhiệm xã hội: Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Bằng việc tuân thủ nghiêm chỉnh bộ luật lao động sẽ giúp thúc đẩy bình đẳng và đa dạng trong môi trường làm việc. Doanh nghiệp cũng sẽ cam kết được chắc chắn với nhân viên sẽ đảm bảo mọi nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt giới tính, độ tuổi, văn hóa.
Ví dụ: Triển khai chính sách tuyển dụng không phân biệt giới tính hoặc sắc tộc để thúc đẩy tính đa dạng trong doanh nghiệp.
Đọc thêm:
OOC tham dự Hội thảo thường niên Hiệp hội nhân sự HRA
Đào tạo phần mềm digiiKPI cho sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân