Rate this post

Để có thể vận hành hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn phương pháp quản trị riêng sao cho phù hợp với tình hình hoạt động cũng như quy mô của công ty, trong đó, phương pháp phổ biến nhất hiện nay là OKRs. Vậy OKRs là gì? Làm sao để quản trị doanh nghiệp hiệu quả với phương pháp này. Hãy cùng OOC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. OKRs là gì?

OKRs (Objectives and Key Results) hiểu đơn giản là đề ra mục tiêu và các kết quả then chốt, là phương pháp quản trị theo mục tiêu, kết quả. Đây là phương pháp quản trị phổ biến bậc nhất vì đã được Google, Intel, Spotify, Twitter, LinkedIn và nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tên tuổi khác trên thế giới áp dụng và thành công.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đa số đi theo hướng quản trị OKRs và đều gặp nhiều vấn đề tương tự như:

  • Khó kiểm soát được hiệu quả hoạt động (chi phí tốn kém, nguồn lực thất thoát, quản lý lỏng lẻo…).
  • Dữ liệu và tài liệu: phân tán, không đồng bộ, mất mát không kiểm soát.
  • Hệ thống quản lý thiếu tính bảo mật, phụ thuộc con người.

Theo xu hướng chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sốhóa phương pháp quản trị này thông qua các phần mềm. Phần mềm quản trị giúp nâng cao năng lực quản lý và triển khai một cách chuyên nghiệp. Đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ lẫn quản trị điều hành.

Phần mềm OKR/KPI được phát triển bởi OOC

2. Những hiệu quả phương pháp quản trị OKRs mang lại

OKRs được đánh giá giúp thực hiện các chiến lược một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, nguồn lực:

  • Chỉ ra các mục tiêu rõ ràng, cụ thể.
  • Tăng tính liên kết giữa các phòng ban.
  • Kiểm soát và đo lường được tiến độ hoàn thành mục tiêu.

3. Cách xây dựng OKR

Với Mục tiêu (Objective):

  • Mỗi bộ phận, phòng ban phải đề ra ít nhất 3-5 mục tiêu.
  • Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể.

Ví dụ: đề ra mục tiêu “mở rộng thị trường xuất khẩu ra Hàn Quốc” thay vì “đẩy mạnh xuất khẩu quốc tế”

  • Mục tiêu đề ra có thể vượt quá khả năng, vì khi đạt được 70%-80% có thể coi là thành công và nếu đạt 100% thì thực chất là trên mong đợi.

Với Kết quả (Results):

  • Cần phải thể hiện qua con số cụ thể, có thể đếm được.

Ví dụ: “kí hợp đồng với 10 nhà cung cấp phụ tùng mới” thay vì “hợp tác thêm cùng nhiều nhà cung cấp”.

  • Tổng hợp theo các bước nhỏ để đánh giá có hoàn thành được mục tiêu hay không.

 

Author

OOC digiiMS

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Phone
Zalo