Chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố then chốt để tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Khi tạo dụng chiến lược kinh doanh, nhà lãnh đạo cần cân nhắc câu trả lời cho những câu hỏi như doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh vượt trội so với đối thủ cạnh tranh hay không, v.v,…. Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo vẫn còn băn khoăn và không thể ra quyết định cuối cùng thì doanh nghiệp có thể nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn chiến lược để tham khảo những đường lối đúng đắn phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.
Khách hàng nào cần tạo dựng chiến lược?
Một số nhà lãnh đạo vận hành bộ máy quản lý mà không tạo dựng bất kì một chiến lược cụ thể nào. Họ phân tích và khảo sát các ngành, nghề cụ thể hiện có và từ đó thực hiện các hoạt động mà nhà lãnh đạo cảm thấy phù hợp và tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể tiến xa và tránh gặp những rủi ro đáng tiếc xảy ra thì việc lập kế chiến lược kinh doanh là cần thiết.
- Khi doanh nghiệp muốn tung sản phẩm mới ra thị trường, nhà quản lý cần phải so sánh giá sản phẩm với đối thủ quảng bá trên thị trường: có rẻ hơn hay không? Và có cách nào để ngăn chặn hoăc giảm thiểu những bất lợi có thể xảy ra?
- Các nhà lãnh đạo có mong muốn tăng thị phần của doanh nghiệp trong những năm tới hay không? hay doanh nghiệp chỉ muốn tập trung vào những gì đang có?
- Nhà lãnh đạo có muốn hợp tác với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và nâng cao giá trị của doanh nghiệp?
- Các nhà lãnh đạo có muốn kiểm soát sự phát triển của doanh nghiệp và quảng bá sản phẩm một cách tốt nhất để bắt kịp xu hướng trên thị trường trong tương lai?
Bên trên là một vài yếu tố để nhà lãnh đạo cân nhắc trong việc chọn lựa chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình bởi mỗi doanh nghiệp sẽ tương ứng với các chiến lược khác nhau. Ngoài ra, nhà lãnh đạo có thể áp dụng vài chiến dịch khác nhau từ khi còn là startup cho đến khi trở thành tên tuổi lâu năm trong ngành.
Lĩnh vực tư vấn chiến lược nên được hiểu như thế nào?
Chuyên gia tư vấn chiến lược là người có khả năng hỗ trợ chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý trong việc lựa chọn chiến thuật phù hợp để góp phần cho sự thành công của doanh nghiệp. Nhà tư vấn chiến lược có trách nhiệm đưa ra những chiến lược kinh doanh để tìm ra đường lối đúng đắn cho doanh nghiệp, giúp các nhà lãnh đạo đến được đích cuối cùng và chỉ ra những yếu tố cụ thể để giúp doanh nghiệp đánh giá chiến lược đó có hiệu quả hay không.
Dưới đây là một vài ưu điểm khi có sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn chiến lược:
- Các nhà tư vấn chiến lược đều là người có chuyên môn trong ngành, nghề cụ thể. Vì vậy, cho dù doanh nghiệp có liên quan đến bất kì ngành nào thì vẫn luôn có một chuyên gia tư vấn có chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể đó.
- Tư vấn mang tính khách quan: Các nhà doanh nghiệp có thể nhìn thấy điểm yếu của mình để khắc phục và cải thiện
- Chuyên gia tư vấn chiến lược có thể giải quyết trong những tình huống đặc biệt
Những yếu tố để trở thành nhà tư vấn chiến lược kinh doanh?
Nếu ai đã có kinh nghiệm trong một ngành cụ thể nào đó, thì có thể tận dụng luôn những kinh nghiệm sẵn có để trở thành nhà một tư vấn quản lý. Ví dụ, một người nào đó đã có kinh nghiệm nhiều năm với vai trò quản lý trong công ty dược phẩm thì họ có thể áp dụng chuyên môn để trở thành chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực đó.
Sau đây là một vài kỹ năng và đặc điểm để phù hợp trở thành chuyên gia tư vấn:
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt với mọi người: Đây là một trong những điều quan trọng đối với bất kỳ nhà tư vấn quản lý nào
- Khả năng tạo dựng mối quan hệ: Đây là yếu tố mang tính cạnh tranh và có thể giúp ta nổi trội hơn các ứng viên khác
- Khả năng học hỏi nhanh: Khi các nhà tư vấn quản lý được giao một công việc mới thì điều quan trọng là ta cần phải luôn sẵn sàng học hỏi để cải thiện kỹ năng.
- Khả năng linh hoạt: Mọi nhà tư vấn quản lý cần phải thích nghi với tình huống mới và phát sinh liên tiếp.
- Kỹ năng quản lý thời gian để hoàn thành công việc kịp thời hạn.
- Khả năng phân tích rất nhiều dữ liệu một cách nhanh chóng.